Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Định vị Thái Nguyên là điểm đến hấp dẫn

Định vị Thái Nguyên là điểm đến hấp dẫn

Cập nhật: 03/01/2024

Với 1.000 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục kiểm kê (gồm: 302 di tích đã được xếp hạng, 1 di tích cấp Quốc gia đặc biệt với 13 điểm di tích; 57 di tích cấp Quốc gia; 232 di tích cấp tỉnh; 19 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia), Thái Nguyên đang từng bước định vị thương hiệu là điểm đến du lịch hấp dẫn.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh (thứ 2 từ phải vào) cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định chất lượng sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch của Hợp tác xã Sơn Dung Trà.

Đề án Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ: Một trong 9 nhóm giải pháp quan trọng cho ngành du lịch phát triển xứng tầm là xúc tiến quảng bá du lịch. Trong đó chú trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet; tăng cường xúc tiến quảng bá ở nước ngoài bằng nhiều hình thức và thông qua các chương trình hợp tác đối ngoại của tỉnh.

Mục đích tỉnh hướng đến là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu đến năm 2030, Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc, với sản phẩm đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu, sức cạnh tranh cao.

Để ngành du lịch phát triển bền vững, qua đó định vị Thái Nguyên là điểm đến hấp dẫn ở trung tâm vùng Việt Bắc, tỉnh đã và đang tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức marketing, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức truyền thông phù hợp với mục tiêu, yêu cầu thực tế từng giai đoạn.

Du khách nước ngoài thưởng trà tại Hợp tác xã Chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên.

Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã tổ chức Hội nghị hợp tác liên kết phát triển du lịch 6 tỉnh trong vùng Việt Bắc; tổ chức đoàn tham gia chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc”; các đoàn farmtrip; hội thảo về phát triển du lịch...

Qua đó nhằm đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của du lịch Thái Nguyên, đồng thời xây dựng và phát triển các tour, tuyến du lịch kết nối với các doanh nghiệp làm du lịch. Đây được coi là giải pháp trực tiếp giúp tăng cường hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch; tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường du lịch của tỉnh, thu hút du khách ngoài tỉnh, du khách nước ngoài đến với Thái Nguyên.

Hiện nay, tỉnh đang tập trung xây dựng và khai thác 4 sản phẩm du lịch chính, gồm: du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, nông thôn gắn với văn hóa trà; du lịch MICE, thể thao, khám phá hang động mạo hiểm.

Khu du lịch sinh thái Nhà Tôi, một điểm đến thu hút nhiều du khách.

Song để tạo lợi thế, nâng cao khả năng thu hút du khách, ngoài xây dựng thành công những sản phẩm du lịch chủ lực, sản phẩm du lịch kích thích khách lưu trú dài ngày, có chi tiêu cao, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tại nhiều thị trường lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh...; tổ chức kết nối vùng, liên kết vùng để phát triển, quảng bá sản phẩm, thương hiệu điểm đến; đẩy mạnh kết nối nền tảng số; cập nhật, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, tư vấn về các điểm du lịch trên Cổng du lịch thông minh, website Du lịch Thái Nguyên; đẩy mạnh giới thiệu các tour du lịch nội tỉnh, chương trình kích cầu, giảm giá của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; hỗ trợ các công ty lữ hành, du khách trong và ngoài tỉnh kết nối với các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo cho đội ngũ làm du lịch kỹ năng marketing số...

Định vị Thái Nguyên trên bản đồ du lịch Việt Nam là khát vọng hướng đến của ngành du lịch tỉnh. Để thành công đòi hỏi các cấp, ngành, doanh nghiệp làm du lịch có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ, cùng xúc tiến quảng bá có trọng tâm, phù hợp với từng thời điểm, với thị trường du lịch để thu hút khách đến với Thái Nguyên.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 535 cơ sở lưu trú du lịch (7 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 1 sao, 45 khách sạn đạt tiêu chuẩn và 476 cơ sở lưu trú hạng nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê).

Năm 2023, Thái Nguyên đón gần 2,5 triệu lượt khách, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 2.150 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước.

Phạm Ngọc Chuẩn

Báo Thái Nguyên – baothainguyen.vn – Đăng ngày 01/01/2024
Từ khóa: Điểm đến hấp dẫn, định vị, du lịch Thái Nguyên

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039203

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC