Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Độc đáo chương trình du lịch sinh thái và vùng bí xanh thơm Bắc Kạn

Độc đáo chương trình du lịch sinh thái và vùng bí xanh thơm Bắc Kạn

Cập nhật: 02/06/2022

Chiều 1/6, tại huyện Ba Bể, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Chương trình du lịch trải nghiệm sinh thái và vùng bí xanh thơm.

Du khách tận mắt chiêm ngưỡng những trái bí xanh thơm.

Đây là chương trình đầu tiên nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm, được tỉnh Bắc Kạn tổ chức từ ngày 1 đến 3/6.

Tham dự chương trình, các đại biểu đến từ các cục, vụ thuộc Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng các tỉnh lân cận... đã được trải nghiệm du lịch vùng bí xanh thơm tại thôn Bản Váng, xã Địa Linh và du lịch sinh thái tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương.

Bí xanh thơm là cây trồng bản địa của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, gồm hai loại là bí phấn và bí xanh, nhưng có chung đặc điểm là tất cả từ thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Khi chế biến có độ dẻo, mùi thơm tự nhiên, vô cùng hấp dẫn.

Đặc sắc cánh đồng bí xanh thơm ở xã Địa Linh, Ba Bể.

Với giá trị sản xuất đạt trên 200 triệu/ha, so cây lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, cây bí xanh thơm đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần.

Hiện nay, cây bí xanh thơm đã và đang được huyện Ba Bể phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn trồng được hơn 200ha bí xanh thơm, sản lượng ước đạt 8.000 tấn, bắt đầu thu hoạch từ tháng 6/2022. Sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chuỗi sản phẩm sạch, một phần diện tích đã được cấp chứng nhận VietGAP và chứng nhận hữu cơ PGS, chứng nhận OCOP 3 sao.

Điểm độc đáo của sản phẩm này là chỉ ở huyện Ba Bể mới có, nếu đem trồng ở vùng khác thì quả sẽ mất mùi thơm đặc trưng. Với hàng trăm hecta bí trồng leo trên giàn nứa, tre, đến mùa thu hoạch, quả bí lúc lỉu dưới giàn tạo nên cảnh sắc rất độc đáo. Chuẩn bị cho sự kiện này, nhân dân ở Địa Linh đã huy động nhau dựng cầu tre tạo lối vào các vườn bí; tạo các điểm check-in rất đẹp giúp du khách có một trải nghiệm mới lạ, độc đáo.

Du khách trải nghiệm du lịch sinh thái tại khu rừng trúc Pù Lầu, thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, Ba Bể.

Còn tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, du khách có dịp trải nghiệm du lịch sinh thái tại một trong những thôn vùng cao mang đậm bản sắc dân tộc Dao. Trong thôn có khu rừng trúc mờ sương phủ, thác nước trên đỉnh núi, khu nuôi cá tầm, cá hồi trên đỉnh núi của người dân. Trước đây, địa điểm này xa cách vì cách trở giao thông nhưng việc vừa hoàn thành con đường bê-tông rộng rãi đã giúp thôn trở thành điểm trải nghiệm du lịch mới.

Tại sự kiện, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã giới thiệu về cây bí xanh thơm, du lịch trải nghiệm sinh thái tại đây đồng thời đề nghị các bộ, ngành Trung ương, nhất là các đơn vị liên quan tới nông nghiệp, du lịch quan tâm hỗ trợ quảng bá, phát triển du lịch tại địa phương.

Theo kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện, cũng tại huyện Ba Bể, tối 1/6, Tỉnh đã khai mạc chương trình Ngày hội nông sản-OCOP Bắc Kạn. Ngày 2/6, Tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022.

Tuấn Sơn

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Ngày đăng 02/6/2022
Từ khóa: Bắc Kạn, du-lich-sinh-thai, OCOP, vùng bí xanh thơm

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039645

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC