Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Độc đáo nghề trồng nho kiểng ở Ninh Thuận

Độc đáo nghề trồng nho kiểng ở Ninh Thuận

Cập nhật: 19/01/2023

Những ngày cận Tết, chúng tôi đến vùng trồng nho tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận để hòa cùng không khí lao động nhộn nhịp với những người chăm sóc nho kiểng nơi đây. Những nông dân hằng ngày chỉ chăm sóc vườn nho đơn thuần nay chợt “biến” thành những “nghệ nhân nông dân” cần mẫn, lặng lẽ thả hồn nghệ sĩ của mình vào từng chậu nho kiểng để tạo thế, tạo dáng bon sai đẹp, lạ…

“Nghệ nhân nông dân” tỉ mỉ chăm sóc từng chiếc lá, chùm quả nho sau khi cây nho kiểng được tạo dáng đẹp, lạ.

Tại Hợp tác xã nho A8, hàng chục thành viên đang tỉ mỉ tỉa cành, lá, bao chùm quả… để tạo dáng cho từng chậu nho kiểng được uốn thân cây có nhiều hình thù lạ và cao từ 1-3m rất đẹp.

Anh Đỗ Văn Thu, thành viên hợp tác xã chia sẻ: "Các chậu nho kiểng được chăm rất cẩn thận từng chiếc lá đến chùm quả. Hiện, những chùm quả đang chín, đến Tết quả nho sẽ chín có mầu đỏ rất đẹp".

Nhiều “nghệ nhân nông dân” cho biết, trồng nho kiểng trong chậu mất rất nhiều thời gian chăm sóc so với trồng nho truyền thống ngoài đất trống. Để chăm sóc cây nho kiểng như mong muốn, bản thân phải đam mê và tự tìm học tập kỹ thuật chăm sóc, tạo dáng qua sách hoặc những bài viết chia sẻ trên mạng internet của các nghệ nhân nước ngoài, rồi tự hình thành phong cách mỹ thuật của riêng mình để tạo dáng cho cây nho phải đẹp, lạ, hấp dẫn người khác mua về trưng Tết thay cho các loại cây truyền thống.

Những chậu nho kiểng lúc lỉu quả ngày càng hấp dẫn khách hàng thích trưng cây kiểng độc đáo, lạ trong những ngày vui đón Xuân mới.

Tạo dáng cho cây nho kiểng rất quan trọng, bởi đây là yếu tố quyết định để cây nho kiểng sẽ có hình dáng tầng, nấc… theo ý muốn của người chăm sóc. Phải chọn những cây nho sinh trưởng tốt, ra quả đều,… mới làm được cây nho kiểng.

Trong quá trình chăm sóc vườn trồng, nông dân sẽ chọn cây nho sinh trưởng ổn định để cắt bỏ phần đọt của thân, để cây nho chắc, khỏe và ra hoa. Tiếp đó, thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt để bảo đảm ổn định thời gian cho những chùm quả nho chín mọng, tươi màu ít nhất 30 ngày trong dịp Tết.

Anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã nho A8 cho biết, năm nay hợp tác xã trồng khoảng 10.000 gốc nho kiểng phục vụ cho khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Ngoài những giống nho như Red Cardinal, nho hồng NH01-152, hợp tác xã đã phát triển thêm các giống như nho kẹo NH 01-26, nho móng tay, nho đỏ trái tim, nho mẫu đơn… để tăng thêm sự hấp dẫn và đa sắc màu. Tùy kích thước, chủng loại, số lượng chùm quả và kiểu dáng, giá bán dao động từ 400 nghìn đồng đến 3,5 triệu đồng/chậu.

Trồng và chăm sóc nho kiểng cao 3 tầng vòng tròn rất vất vả, nhưng với đam mê, sáng tạo và đem lại thu nhập cao, nông dân ở Ninh Thuận đã tiếp cận kỹ thuật chăm sóc mới để nâng chất lượng nho kiểng cung ứng cho thị trường.

Anh Lê Ngọc Cường nói: “Hiện, số lượng chậu nho kiểng của hợp tác xã đã được các khách hàng, thương lái đặt mua giá sỉ và dùng xe ô-tô tải vận chuyển đến các tỉnh, thành trong cả nước để cung ứng cho người dân vui Xuân đón Tết".

Tỉnh Ninh Thuận có khoảng 10 nhà vườn, hợp tác xã chuyên trồng cây nho kiểng để phục vụ thị trường. Khoảng 5 năm trở lại đây, sản phẩm nho kiểng đã được khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước chọn để trưng trong nhà mỗi khi đón Tết Nguyên đán hằng năm.

Nguyễn Trung

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 18/01/2023
Từ khóa: Ninh Thuận, trồng nho kiểng

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034201

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC