Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đòn bẩy đưa Đà Nẵng tiến tới phát triển xanh bền vững

Đòn bẩy đưa Đà Nẵng tiến tới phát triển xanh bền vững

Cập nhật: 01/12/2015

Đà Nẵng được cả nước biết đến là 1 thành phố năng động của khu vực miền Trung. Thương hiệu biển luôn gắn liền với sự phát triển của Đà Nẵng. Trong đó, phải kể đến sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác khu vực về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA). Chương trình đã hỗ trợ Đà Nẵng nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và môi trường đới bờ bền vững.

Quản lý ô nhiễm đồng bộ

Đà Nẵng có đường bờ biển dài 90km, sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật biển phong phú. Với mục tiêu tăng cường năng lực quản lý tài nguyên và môi trường đới bờ, hỗ trợ phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng, Chương trình hợp tác khu vực về quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) đã hỗ trợ Đà Nẵng triển khai Dự án điểm trình diễn về hoạt động quản lý tổng hợp vùng.

Theo đó, PEMSEA đã hỗ trợ thành phố đào tạo đội ngũ cán bộ về quản lý tài nguyên và môi trường cho thành phố; xây dựng các văn bản mang tính chiến lược, định hướng cho việc quản lý tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững; tạo điều kiện cho thành phố giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý môi trường của các quốc gia trong khu vực, tạo niềm tin của các tổ chức môi trường thế giới đối với Đà Nẵng. Đây chính là cơ sở để Đà Nẵng mạnh dạn xây dựng đề án thành phố môi trường.

Đến nay, thành phố đã hoàn thiện được Chiến lược Quản lý tổng hợp đới bờ (QLTHĐB) đến 2020 với hàng loạt nhiệm vụ và hoạt động cụ thể như: Lập Hệ thống quản lý thông tin tổng hợp, qua đó có thể chia sẻ thông tin về tài nguyên môi trường vùng bờ cho các cấp, các ngành, hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư, xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế ngành nghề gây ô nhiễm. Cùng với đó là việc hoàn thành đánh giá ban đầu về sự cố, rủi ro môi trường đới bờ thành phố Đà Nẵng; xây dựng Chương trình quan trắc môi trường tổng hợp thành phố Đà Nẵng; phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ và khung thể chế để thực thi.

Hiện khá nhiều nội dung trong Chiến lược QLTHĐB đã được thành phố triển khai như: Điều tra đánh giá nguồn tài nguyên nước ngầm; khảo sát điều tra đánh giá tài nguyên đất gò đồi huyện Hòa Vang; đánh giá nguồn tài nguyên san hô; xây dựng Trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khánh; lập qui hoạch môi trường thành phố Đà Nẵng; thực hiện Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp; lập dự án khả thi để kêu gọi đầu tư môi trường và mở rộng Chương trình quan trắc môi trường địa phương… góp phần đắc lực trong công tác quản lý tài nguyên môi trường biển và phát triển kinh tế bền vững.

Mô hình cần nhân rộng

Ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết: Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Đà Nẵng đã triển khai dự án quản lí tổng hợp vùng bờ, qua đó, nâng cao năng lực quản lí môi trường vùng bờ biển cho các địa phương. “Hiện, Đà Nẵng đã thành lập Đội Môi trường sông biển gần 80 người trực thuộc Công ty Môi trường đô thị, làm nhiệm vụ dọn vệ sinh dọc các bãi biển. Các quận, huyện, đoàn thể cũng thường xuyên tổ chức ra quân nhặt rác dọc bãi biển. Đặc biệt, sau những đợt bão lũ, rác biển phát sinh, hoạt động này càng được phát huy với sự vào cuộc của cả cộng đồng” - ông Điểu nói.

Vùng biển của Đà Nẵng ghi nhận được 3 hệ sinh thái chủ yếu là rạn san hô, thảm cỏ biển và rong biển, đặc biệt đã xác định 191 loài san hô và nhiều loài động vật biển như cá rạn san hô, động vật thân mềm, giáp xác, cầu gai, động thực vật phù du… Đây là những hệ sinh thái quan trọng cho đời sống của nhiều loài sinh vật sống đáy, tạo nên sự đa dạng sinh học và phong phú về loài ở vùng biển Đà Nẵng. Thành phố chủ trương khoanh vùng bảo vệ một vùng biển khoảng 4.000 ha từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và quanh bán đảo Sơn Trà. Giải pháp đưa ra là tiến hành thả phao khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực có rạn san hô quý ở Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, nghiêm cấm triệt để việc khai thác trái phép san hô dưới mọi hình thức, kể cả đánh bắt hải sản.

Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền trong cộng đồng dân cư ven biển và khách du lịch về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên quý báu này. Ngoài việc bảo vệ nghiêm ngặt các rạn san hô, sẽ triển khai việc phục hồi hệ sinh thái gần bờ, bảo đảm đa dạng sinh học và làm giàu nguồn lợi thủy sản tự nhiên, phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái biển. Ngoài ra, các tổ đội chuyên trách phát huy trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này.

Với hiệu quả bước đầu của Chiến lược QLTHVB do PEMSEA hỗ trợ, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát huy được lợi thế của địa phương ven biển, đưa Đà Nẵng phát triển theo hướng bền vững hơn.

Xuân Lam

monre.gov.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037173

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC