Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 25/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Đồng Nai: Kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hóa lịch sử, thế mạnh của du lịch huyện Vĩnh Cửu

Đồng Nai: Kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hóa lịch sử, thế mạnh của du lịch huyện Vĩnh Cửu

Cập nhật: 08/10/2021

Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030 thì huyện Vĩnh Cửu nằm trong vùng du lịch sinh thái thuộc các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu cùng với các khu, điểm du lịch: vườn quốc Gia Cát Tiên, Suối Mơ, Ca cao Trọng Đức, thác Mai – hồ nước nóng, Đá 3 Chồng, Cao Minh, thác Giang Điền, Đảo Ó – Đồng Trường, Thác Reo… So với các vùng du lịch khác trong và ngoài nước, Vùng du lịch này có những đặc trưng rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Đó là sự đa dạng, phong phú về tài nguyên rừng, tham quan, khám phá và vui chơi giải trí, mà không thể tìm thấy ở một nơi nào khác

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai thuộc huyện Vĩnh Cửu, giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km và Biên Hòa 40km. Khu có diện tích tự nhiên 100.000ha, gồm 68.000 ha rừng, đất và 32.400ha mặt nước hồ Trị An. Ngoài ra Khu Bảo tồn có hệ động thực vật phong phú đa dạng, hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nai bộ và có 03 di tích lịch sử được công nhận dị tích lịch sử cấp quốc gia : căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ (1962 - 1967), căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961 – 1962) và địa đạo Suối Linh. Do đó, các điểm du lịch sinh thái của huyện Vĩnh Cửu nằm xem kẽ với các điểm di tích lịch sử, nếu biết kết hợp sẽ tạo ra những quần thể du lịch độc đáo.

Một thế mạnh nữa, du lịch huyện Vĩnh Cửu không những phong phú về loại hình du lịch sinh thái rừng mà còn đa dạng về du lịch sông nước, thác, hồ như hồ Bà Hào với diện tích 400 ha, ẩn mình bên khu rừng tự nhiên, hoang sơ, thơ mộng; thác Ràng điểm đến tuyệt vời cho du khách yêu thích thiên nhiên, khám phá; công viên đá và đặc biệt Hồ Trị An được công nhận là khu du lịch quốc gia, thích hợp cho các loại hình du lịch hồ gắn liền với các hoạt động du lịch trên các đảo lớn nhỏ khác nhau. Điểm du lịch Vườn – Làng bưởi 5 Huệ ở xã Tân Bình có nét nổi bật gần gũi với du lịch của miền tây sông nước lại đậm nét đặc trưng của miền đông Nam bộ với các đặc sản được chế biến từ bưởi và đã trở thành một điểm đến thân quen của nhiều du khách. Do đó, đây cũng là một trong những thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái ở Vĩnh Cửu mà trong quá trình phát triển sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Có thể xác định được ngay thế mạnh du lịch của huyện Vĩnh Cửu là du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa lịch sử. Lý do là với tài nguyên thiên nhiên hiện có của huyện thì việc phát triển loại hình này là phù hợp nhất, và chỉ có loại hình du lịch sinh thái mới đảm bảo được mục tiêu chính cho phát triển bền vững.

Chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã khẳng định phát triển ngành du lịch Đồng Nai đến năm 2021 là đẩy mạnh, khuyến khích loại hình du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử. Hơn nữa ngành du lịch Việt Nam cũng đã xác định Hồ Trị An và Vườn Quốc Gia Cát Tiên là một trong những khu du lịch quốc gia của vùng du lịch Đông Nam Bộ đến năm 2021. Với những điều kiện thuận lợi như vậy cộng với tiềm năng to lớn của mình, huyện Vĩnh Cửu có rất nhiều lợi thế để phát triển thành công các khu điểm du lịch trong huyện và xa hơn nữa có thể kỳ vọng đến các khu, điểm du lịch cấp quốc gia.

Ngô Thanh Long

Trung tâm TTXTDL Đồng Nai
Từ khóa: du-lich-sinh-thai, Suối Mơ, Vườn quốc gia Cát Tiên

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039909

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC