Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Đồng Tháp: Cho dân khai thác tài nguyên đất ngập nước Vườn Quốc gia Tràm Chim

Đồng Tháp: Cho dân khai thác tài nguyên đất ngập nước Vườn Quốc gia Tràm Chim

Cập nhật: 28/12/2009

Tỉnh Đồng Tháp đã giải quyết cho dân khai thác hợp lý tài nguyên đất ngập nước Vườn Quốc gia Tràm Chim như tỉa củi khô, bắt thủy sản, thu hoạch bông súng, rau, bắt ốc bươu vàng và khai thác đồng cỏ cho đàn trâu bò ăn hoặc cắt cỏ để ủ trồng kiệu...

Đối tượng tham gia thí điểm khai thác tài nguyên Vườn Quốc gia Tràm Chim một cách hợp lý là những gia đình chính sách, hộ nghèo ở 5 xã chung quanh vườn được địa phương bình chọn để các hộ được tham gia sử dụng tài nguyên có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia.Qua đó, dân khai thác 12 tấn cá, tôm các loại; hơn 2.000m3 củi, chủ yếu tỉa những loại cây đổ ngã và cây đã chết khô để giảm bớt lớp thực bì dày dễ gây cháy; 18 tấn ốc bươu vàng, 13 ha đồng cỏ...

Ngoài quần xã rừng tràm, Vườn Quốc gia Tràm Chim còn có quần xã thực vật với trữ lượng rất lớn, như: cỏ ống, mồm mốc, lúa ma, năng... nếu không chủ động đốt hoặc cắt bỏ bớt nó sẽ phân hủy và lâu ngày sẽ tích lũy thành vật liệu dễ gây cháy, từ đó Vườn Quốc gia Tràm Chim thí điểm cho vào khai thác cỏ phục vụ cho làm rẫy, làm thức ăn gia súc.

Đối với các loại rau đồng như bông súng, rau muống, rau trai là nguồn tài nguyên và thức ăn của người dân địa phương, sau khi thu hoạch các loại rau đồng này tái tạo lại rất nhanh và phù hợp cho việc khai thác và đây cũng là nguồn thu nhập hằng ngày của bà con ở đây. Các loại tài nguyên được khai thác đều được qui định kích cỡ và được vận chuyển ra bãi tập kết theo qui định.

Sau gần một năm khai thác hợp lý tài nguyên ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, các nhà chức năng, các ngành chuyên môn, nhà khoa học đánh giá rất cao và có hiệu quả không chỉ ở Vườn mà giúp ích cho nhiều hộ dân nơi đây bằng việc tăng thu nhập đàng kể cho người dân, bình quân mỗi người được vào khai thác có thu nhập từ hơn 50 ngàn đồng/người/ngày, nhất là các hộ nghèo có việc làm ổn định trong mùa nước nổi, giảm áp lực cho Vườn trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên.

Các hộ tham gia sử dụng tài nguyên có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên của Vườn Quốc gia Tràm Chim. Hầu hết, số vụ vi phạm không gây tác hại xấu đến tài nguyên thiên nhiên, không có trường hợp dẫn đến sô xát với lực lượng đi làm nhiệm vụ.

Nổi rõ nhất là giảm vật liệu có thể gây cháy trong mùa khô là khai thác tốt củi khô, cỏ, đặc biệt các nguồn tài nguyên như thủy sản, rau, lúa trời... sau khi sử dụng luôn được tái tạo, phục hồi và phát triển trở lại.

Năm 2010, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục cho thí điểm khai thác tài nguyên Vườn Quốc Gia Tràm Chim một cách hợp lý để góp phần Quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bên trong Vườn Quốc gia Tràm Chim một cách bền vững với sự tham gia của cộng đồng tại địa phương, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo tồn tài nguyên, phòng chống cháy rừng vào mùa khô.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033645

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC