Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Đồng Tháp: Đề nghị đưa Làng hoa kiểng Sa Đéc và Nghề dệt choàng vào Danh mục DSVHPVT Quốc gia

Đồng Tháp: Đề nghị đưa Làng hoa kiểng Sa Đéc và Nghề dệt choàng vào Danh mục DSVHPVT Quốc gia

Cập nhật: 03/12/2015

Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp vừa có Tờ trình gửi UBND tỉnh Đồng Tháp xem xét, đề nghị Bộ VHTTDL đưa Làng hoa kiểng Sa Đéc và Nghề dệt choàng vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Làng hoa kiểng Sa Đéc nằm bên bờ nam sông Tiền. Nơi đây là xứ sở của nhiều loại cây cảnh quý hiếm, có tuổi thọ hàng trăm năm. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc hiện đang cung cấp cho các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến những thị trường xuất khẩu khác. Trong mấy năm gần đây, diện tích trồng hoa kiểng ở Sa Đéc ngày tăng nhanh, hiện nay đã lên đến 177 ha, sản lượng trên 10 triệu chậu các loại, bình quân mỗi năm tăng 10 ha.

Làng nghề dệt choàng ấp Long Tả, xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX. Hiện nay, làng nghề có hơn 50 hộ với 120 khung dệt đang hoạt động, chủ yếu dệt khăn choàng và vải mùng với nhiều kích thước, chủng loại, màu sắc, hoa văn khác nhau. Mỗi ngày 120 khung dệt có thể tạo ra hơn 4.000 cái khăn choàng và 1.000 mét vải mùng. Sản phẩm được tiêu thụ rất nhiều nơi như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Vương quốc Campuchia cho các điểm tham quan, mua sắm, du lịch.

Liên quan đến việc đề nghị công nhận thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể này, có thể nói rằng trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tỉnh đã thực hiện được 9 dự án về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội Gò Tháp, lễ hội Đền thờ Trần Văn Năng, nghề dệt chiếu ở Định Yên, nghiên cứu bảo tồn điệu hò Đồng Tháp... Ngoài ra còn thực hiện chương trình bảo tồn văn hóa phi vật thể về đờn ca tài tử; bảo tồn và duy trì hoạt động thường xuyên 123 lễ hội truyền thống, 38 loại hình trò chơi dân gian và 44 làng nghề truyền thống. Hiện nay, tỉnh đang có chủ trương tiếp tục sưu tầm, kiểm kê các giá trị văn hóa phi vật thể như giai thoại truyền khẩu, tên gọi sông rạch, cầu đường, địa danh làng ấp, chuyện dân gian,... làm cho hoạt động văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú./.

Cinet.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037248

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC