Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Du lịch Cần Thơ hội nhập sáng tạo với Net Zero Tourism

Du lịch Cần Thơ hội nhập sáng tạo với Net Zero Tourism

Cập nhật: 06/03/2025

Net Zero Tourism (du lịch không phát thải) - loại hình du lịch ít gây tổn hại đến môi trường trong quá trình vận hành, là xu hướng được yêu thích trên toàn cầu trong những năm gần đây. Tại Cần Thơ, Net Zero Tourism được phát triển sáng tạo, mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Bà Bàn Xiếu Tiên (đứng, bên phải) chia sẻ về cách làm võng từ sợi chuối với các em học sinh. Ảnh: Kiều Mai

Từ cuối tháng 2 kéo dài cho đến tháng 3-2025, khoảng 1.700 thầy cô và học sinh Trường quốc tế Việt Úc (VAS) cùng trải nghiệm chương trình “Cần Thơ - Road to Net Zero” thú vị và sáng tạo. “Cần Thơ - Road to Net Zero” là hành trình khám phá do Haiau Educursions triển khai dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa Cần Thơ. Ông Lý Duy Huynh, Trưởng Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm Haiau Educursions, cho biết: Ý tưởng hình thành nên “Cần Thơ - Road to Net Zero” dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có những từ khóa quan trọng: di sản văn hóa bản địa, tài nguyên thiên nhiên, môi trường… Giữa Haiau Educursions và VAS đều thống nhất xây dựng những trải nghiệm để các bạn trẻ tiếp cận, tìm hiểu và có những hành động đóng góp cho xã hội, cụ thể ở đây là môi trường.

Theo đó, “Cần Thơ - Road to Net Zero” mang đến cho các em học sinh những trải nghiệm đậm chất bản địa tại Cồn Sơn, Cantho Eco Resort. Tại mỗi điểm đến, các em học sinh sẽ được trải nghiệm các sản phẩm du lịch, gặp gỡ người dân địa phương, tìm hiểu về văn hóa bản địa và cách người dân vận hành làm sản phẩm du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Ông Lý Văn Bon, chủ bè cá Bảy Bon ở Cồn Sơn, cho rằng: “Ðây là chương trình rất hay, mang đến nhiều lợi ích cho bà con cồn Sơn và các em học sinh. Khi các em đến tìm hiểu người dân ở đây có nếp sinh hoạt ra sao, trồng cây gì nuôi con gì, làm du lịch ra sao, bảo vệ môi trường như thế nào. Có những câu hỏi các em đặt ra rất sâu, dành nhiều quan tâm cho bảo vệ môi trường, bản thân tôi rất mừng và cố gắng truyền tải những kiến thức, những điều mà bà con cồn Sơn vừa làm du lịch vừa trồng cây, vớt rác, nuôi cá con, bảo vệ các giống cá, bảo vệ môi trường”.

Học sinh Lê Văn Ðức Phát (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Trong hành trình đã trải qua, em ấn tượng nhất là bè cá của ông Bảy Bon. Tại đây, ông Bảy nói cho chúng em biết rất nhiều kiến thức về cá và cách bảo vệ chúng. Từ những gì ông chia sẻ, em hiểu được về các thông điệp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch”. Học sinh Dương Hoàng Minh Phúc (TP Hồ Chí Minh) cho biết thêm: “Khi nghe những điều ông Bảy Bon chia sẻ, em hiểu biết thêm về các loài cá và cách bảo vệ môi trường. Qua đó, em sẽ không bắt cá nhỏ và dùng vật dụng có nguyên liệu thân thiện môi trường”. Còn học sinh Nguyễn Tuấn Kiệt (TP Hồ Chí Minh) thì yêu thích nghề làm võng của bà Bàn Xiếu Tiên, bởi theo em nguyên liệu dây chuối rất thân thiện với môi trường, dễ tiêu hủy và không gây phát thải nhiều. Bà Bàn Xiếu Tiên nói: “Khi trình diễn cho các cháu học sinh xem, tôi muốn giới thiệu về nghề xưa của ông bà mình. Hồi xưa, mấy vật liệu quanh nhà như chuối, dừa… đều có thể được sử dụng làm những vật dụng quen thuộc. Như cái võng này đan từ sợi chuối, thấy vậy chứ chắc dữ lắm. Sợi chuối rất thân thiện với môi trường, dễ phân hủy và có thể làm phân bón dinh dưỡng cho cây”.

Ông Lý Duy Huynh, Trưởng Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm Haiau Educursions, chia sẻ: Với “Cần Thơ - Road to Net Zero”, chúng tôi mong muốn thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân và biến nó thành những hành động phù hợp. Do đó, điểm nhấn của hành trình là dự án “For a prosperous Son Islet in the future” để học sinh thực hiện. Các em gặp gỡ từng mô hình làm du lịch của người dân ở cồn Sơn, nhận diện, đánh giá áp dụng tiêu chuẩn Net Zero ở mỗi hộ và quay clip về hành trình đó. Video này sẽ được trình chiếu để các thầy cô và các chuyên gia từ Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Trường Ðại học Cần Thơ góp ý”. Có thể thấy, “Cần Thơ - Road to Net Zero” là hành trình khám phá Cần Thơ theo góc nhìn mới, năng động và sáng tạo. Ở đó không chỉ có trải nghiệm văn hóa bản địa mà còn góp hành động bảo vệ môi trường.

Thực tế, Net Zero Tourism không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là một chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho cả khách du lịch và môi trường. Quan trọng hơn hết, du lịch không phát thải giúp giảm lượng khí nhà kính phát ra từ các hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của thế giới về giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đang chịu nhiều tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của nước ta cũng có xác định phát triển du lịch bền vững, sáng tạo, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc; bảo vệ môi trường, ứng phó linh hoạt và hiệu quả với rủi ro, biến đổi khí hậu. Như vậy, phát triển loại hình du lịch Net Zero Tourism trở thành mục tiêu chung của nhiều điểm đến và địa phương. Trên tiến trình hội nhập, tại Cần Thơ, nhiều điểm đến, các đơn vị lữ hành cũng chủ động làm du lịch không phát thải, từng bước tạo dấu ấn riêng.

Ái Lam

Báo Cần Thơ – baocantho.com.vn – Đăng ngày 05/03/2025
Từ khóa: Cần Thơ, di sản văn hóa bản địa, du lịch không phát thải, môi trường, NET ZERO, Tài nguyên thiên nhiên

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033355

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC