Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Quảng Ninh: Du lịch di sản trên vùng cao

Quảng Ninh: Du lịch di sản trên vùng cao

Cập nhật: 30/01/2025

Khai thác vẻ đẹp cảnh quan vùng cao và bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số của Quảng Ninh là hướng đi mới, được nhiều địa phương triển khai, vừa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách vừa nâng cao sinh kế cộng đồng. Đặc biệt là nhiều mô hình do chính đồng bào đứng ra đầu tư, tham gia trực tiếp và hưởng lợi, cộng với sự vào cuộc tích cực của nhiều địa phương, đơn vị, hứa hẹn tạo sự bứt phá trong thời gian tới với cách làm bài bản, chuyên nghiệp hơn.

Khởi sắc từ sự chủ động của người dân

Dưới chân núi Yên Tử, thôn Khe Sú 2, xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí, Quảng Ninh) có gần 100% là người Dao Thanh Y. Say mê làm du lịch cộng đồng, chị Trương Thị Thanh Hương đã cùng với người thân trong gia đình đầu tư xây dựng Tổ hợp tác cộng đồng dân tộc Dao Thanh Y tại đây, góp phần lan toả những giá trị văn hóa có truyền thống hàng trăm năm của dân tộc mình tới du khách…

 Các bài thuốc ngâm, tắm tại mô hình của chị Trương Thị Thanh Hương (giữa) được bào chế dựa trên phương thuốc bí truyền từ xa xưa của người Dao bản địa.

Trải nghiệm dịch vụ ngâm chân thảo dược tại Tổ hợp tác cộng đồng dân tộc Dao Thanh Y, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Mô hình có vốn đầu tư cho đến nay vào khoảng 1 tỷ đồng, đi vào hoạt động từ tháng 2/2024. Tất cả nằm gọn trong không gian nhỏ xinh khoảng 300m2, được chị dành nhiều tâm huyết trau chuốt tỉ mỉ, kỹ lưỡng với các dịch vụ ẩm thực, ngâm chân, tắm thảo dược của đồng bào Dao… Chị cho hay, tổ đã liên kết với bà con có những bài thuốc bí truyền từ xa xưa của người Dao, từ đó bào chế ra các loại thuốc dạng bột thuận tiện cho ngâm chân, tắm tại chỗ hay bán cho du khách mang về sử dụng. Các sản phẩm thổ cẩm cũng vậy, từ nét thêu của người Dao bản địa tạo ra khăn, áo, cả bộ trang phục, gối thêu ứng dụng trong cuộc sống…

Mô hình của chị Hương không phải mô hình duy nhất mà trước và sau này đã có thêm nhiều cách làm khai thác giá trị di sản của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao cho du lịch cộng đồng ở nhiều vùng miền của tỉnh. Ngay ở xã Thượng Yên Công hiện cũng đã có gia đình đầu tư làm các khu nhà mang phong cách truyền thống của người Dao để tìm hướng gia tăng sinh kế từ lượng khách đến với địa phương, đến với khu di sản Yên Tử cận kề. 

Các sản phẩm thổ cẩm rực rỡ, tinh tế được tạo ra từ nét thêu của người Dao bản địa xã Thượng Yên Công.

Một điểm nhấn trong bức tranh du lịch cộng đồng ở vùng cao là TP Hạ Long. Những năm gần đây, khu vực vùng cao phía Bắc của Hạ Long đã có nhiều mô hình du lịch, dịch vụ được đầu tư, như: Thiên đường hoa Quảng La, Man’s farm, Am Váp Farm, Happy Land, Xuân Trường… Các mô hình này thường gắn với địa thế núi non, hồ, suối nước, cây xanh tự nhiên, các vùng trồng hoa, nét văn hóa bản địa (ẩm thực, trang phục, nếp sinh hoạt, lao động) và khai thác các dịch vụ như cắm trại, ăn uống, check in, câu cá, hái quả, bơi thuyền… mang lại cho du khách trải nghiệm mới mẻ.

Không chỉ đón khách nội, một số xã như Bằng Cả, Quảng La, Tân Dân, Kỳ Thượng… còn được khảo sát, định hướng để đón dòng khách tàu biển đến với Hạ Long vào mùa thu đông. Các trải nghiệm sẽ là tham quan các mô hình nông - lâm nghiệp tiêu biểu, nghề truyền thống, nếp nhà truyền thống, tham quan bản làng, thưởng thức ẩm thực, văn nghệ của đồng bào…

Thiết kế nhà gỗ mang phong cách nhà truyền thống của đồng bào Dao Thanh Phán tại khu du lịch Am Váp Farm, xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long)

Ở các địa phương vùng cao khu vực miền Đông của tỉnh như Bình Liêu, Tiên Yên, Hải Hà, Móng Cái có cộng đồng người Dao, Tày, Sán Chỉ… sinh sống tập trung, còn gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đậm nét. Vì vậy, thời gian qua, nhiều đơn vị, cá nhân cũng đã đầu tư nhiều mô hình homestay được thiết kế mang phong cách truyền thống, như A Dào, Sông Moóc, Hồng Đông, Hương Hồi Quế ở Bình Liêu, hay homestay A Lộc ở Tiên Yên…, tạo nên nét riêng hút khách. Du khách tới đây trải nghiệm sẽ được hòa mình vào không gian sống của đồng bào, từ kiến trúc tới sinh hoạt, phong cách ẩm thực và các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí...

Homestay A Lộc được phục dựng giữ nguyên những nét truyền thống của nhà sàn người Sán Chỉ, xung quanh đắp gạch đất, mái lợp ngói âm dương, tường rào sân, vườn nhà được kê xếp đá... Ảnh: Nguyễn Dung.

Địa phương, doanh nghiệp vào cuộc

Nhằm khai thác tốt tiềm năng về du lịch cộng đồng, văn hóa, sinh thái vùng cao, thời gian qua, các địa phương cũng đã xây dựng đề án phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa của đồng bào, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển hình thức du lịch này.

Hiện thực hóa các đề án này, thời gian qua, nhiều địa phương đã và đang tìm cách bố trí về nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông kết nối lên vùng cao, giữa các điểm du lịch trong khu vực. Nhiều lớp tập huấn phong phú các nội dung về du lịch cùng với các chương trình học tập kinh nghiệm tại các địa phương có thế mạnh về du lịch cộng đồng (Lào Cai, Hà Giang...) cũng được tổ chức để nâng cao kiến thức cho bà con. Một điểm nhấn nữa là, năm 2024 vừa qua, Uông Bí đã đầu tư Không gian trưng bày văn hóa người Dao Thanh Y tại xã Thượng Yên Công, Vân Đồn đã đầu tư Làng Văn hóa - Du lịch dân tộc Sán Dìu tại xã Bình Dân. Các công trình được kỳ vọng không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mà còn phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Hải Hà xác định xây dựng sản phẩm du lịch khám phá đồi chè kết nối với du lịch đảo Cái Chiên và trải nghiệm văn hóa đồng bào vùng cao biên giới của huyện. Ảnh chụp tại đồi chè thôn 8 xã Quảng Long (Hải Hà).

Không đứng ngoài cuộc, tháng 9/2024 vừa qua, CLB Du lịch Cộng đồng Quảng Ninh (Hiệp hội Du lịch tỉnh) đã được thành lập, giúp kết nối những hạt nhân, những người tâm huyết phát triển du lịch cộng đồng nhằm hỗ trợ, đánh thức tiềm năng, lợi thế du lịch cộng đồng của Quảng Ninh, đồng thời hướng dẫn phát triển các sản phẩm cụ thể, đặc biệt ở các vùng sâu, xa. Qua thực tế cũng cho thấy sự chuyển đổi về tư duy của đồng bào, ngày càng có nhiều người mạnh dạn góp vốn xây dựng cơ sở dịch vụ, du lịch sinh thái, tham gia phát triển văn hóa mang bản sắc dân tộc để quảng bá, thu hút du khách, trở thành chủ thể trong quy trình tổ chức làm du lịch và là người thụ hưởng các giá trị mà du lịch mang lại. Đây là hồn cốt của du lịch cộng đồng, hứa hẹn sức hút, đảm bảo sự bền vững của các mô hình du lịch gắn với văn hóa bản địa ở các địa phương vùng cao của Quảng Ninh.

Phan Hằng

Báo Quảng Ninh – baoquangninh.com.vn – Đăng ngày 29/01/2025
Từ khóa: dân tộc Dao Thanh Y, di sản, Di sản Yên Tử, Quảng Ninh, Uông Bí

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034353

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC