Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Du lịch miệt vườn tại Ðạ Huoai – Lâm Đồng

Du lịch miệt vườn tại Ðạ Huoai – Lâm Đồng

Cập nhật: 14/07/2023

Nói tới tour du lịch miệt vườn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến miền Tây Nam Bộ, vốn đã quá nổi tiếng với những vựa cây ăn trái chi chít quả. Ít ai biết rằng, ở Lâm Đồng, ngay từ thập niên 60 thế kỷ XX, một vườn cây ăn trái đã tiên phong phát triển mô hình du lịch miệt vườn, đó là Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng.

Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi rợp bóng xanh mát

Trở lại Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi sau hơn 50 năm, cảm xúc của ông Lương Vĩnh Châu, một du khách từng trải nghiệm thu hái trái cây tại đây, vẫn nguyên vẹn như thuở nào. “Tôi còn nhớ ngày ấy tôi mới tầm 5 - 6 tuổi. Nghỉ hè, tôi được anh chị cho đến đấy chơi. Chúng tôi chỉ việc trả một khoản phí tham quan rất nhỏ là thỏa thích ăn đủ thứ trái cây. Thích nhất vẫn là được tận mắt nhìn, tận tay chạm vào từng giống cây mà trước kia mình không hề hay biết. Nó thú vị ở chỗ là trái của những giống cây đó thì mình lại rất quen thuộc, thậm chí ăn hàng ngày”, ông Châu chia sẻ. Ông Lê Chí Học - Giám đốc Công ty TNHH Chí Cương, chủ Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi, cho biết: “Vườn trái cây Nam Nhi có từ năm 1920. Trước đây, người Pháp đã chọn nơi này để trồng các loại cây ăn trái, trong đó có sầu riêng. Trải qua quá trình thay đổi, vì những lý do khác nhau (chiến tranh, đổi chủ, cây không được chăm sóc chu đáo...), nhiều giống cây trồng tại đây đã bị suy thoái. Năm 2010, tôi tiến hành cải tạo lại vườn, tìm kiếm và giữ lại những giống cây có từ thời Pháp để chăm sóc, đồng thời mua thêm các giống mới nhằm tăng năng suất và chất lượng vườn cây trái”.

Du khách được thỏa thích mua trái cây về làm quà

Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi có tổng diện tích 11 ha. Các loại cây trái ở đây được chăm sóc theo tiêu chuẩn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cũng như chất kích thích sinh trưởng, nên du khách cứ việc yên tâm thưởng thức ngay tại vườn, không phải lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Chị Dương Kim Thoa, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh, nhận xét: “Tôi khá ấn tượng với trái măng cụt ở đây: vỏ mỏng, múi đều, vị ngọt thanh... Sầu riêng cũng vậy, cơm dày, ráo, mịn, ít xơ. Độ ngọt và độ béo của trái sầu riêng không gắt. Mùi thơm thì vừa phải”. Ông Võ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Vietravel Đà Lạt, cũng có chung nhận định, khi cho biết là khá bất ngờ trước vẻ đẹp của Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi. Ông bảo, đây là một điểm đến làm phong phú thêm các điểm du lịch tại Lâm Đồng. “Để đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng của du khách, tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với tỉnh Lâm Đồng và huyện Đạ Huoai xin mở rộng thêm một vài khu chức năng. Trong đó, chúng tôi đặc biệt ưu tiên cho các em học sinh được trải nghiệm làm nông nghiệp sạch”, ông Học thổ lộ.

Cây sầu riêng cổ thụ hơn 100 tuổi tại vườn trái cây Nam Nhi cao khoảng 45 m. Ảnh: K.P

Theo ông Học, cơ sở lưu trú tại Khu du lịch Vườn trái cây Nam Nhi đã được cấp có thẩm quyền cấp hạng 3 sao, với 40 phòng, sức chứa khoảng 150 khách. Nói về định hướng của huyện Đạ Huoai trong thời gian tới, ông Lưu Hồng Long - Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai, nhấn mạnh: “Cùng với quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, Đạ Huoai chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, đồng thời nâng cao trình độ, kỹ năng làm du lịch cho người dân; qua đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, đẩy mạnh tiêu thụ, làm gia tăng giá trị nông sản, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển”.

Triều Ka

Báo Lâm Đồng – baolamdong.vn – Đăng ngày 13/07/2023
Từ khóa: Ðạ Huoai, du lịch miệt vườn, Lam-Dong

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038298

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC