Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Du lịch sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Du lịch sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cập nhật: 27/01/2025

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm du lịch lớn ở khu vực, có vai trò đầu tàu, động lực thúc đẩy và lan tỏa những chủ trương, chính sách lớn trong việc nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch sáng tạo gắn với phát huy di sản văn hóa và công nghiệp văn hóa. Từ đó giúp chia sẻ kinh nghiệm và là nguồn tham khảo cho các địa phương khác trên cả nước phát triển ngành du lịch hiệu quả và bền vững.

Sản phẩm du lịch gắn liền giá trị di sản văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 185 di tích đã có quyết định xếp hạng, bao gồm có 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử), 58 di tích quốc gia (2 di tích khảo cổ học, 32 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử), 125 di tích cấp thành phố (75 di tích kiến trúc nghệ thuật, 50 di tích lịch sử) được công nhận. Hiện nay, thành phố đã có 18/21 quận, huyện có chương trình du lịch văn hóa như: "Tân Phú đi là nhớ", "Ký ức Sài Gòn- Chợ Lớn", "Sài Gòn trăm năm - Hoa trái thương hồ", "Về Chợ Lớn xem múa lân", "Sống động Sài Gòn", "Ký ức Biệt động Sài Gòn", "Một ngày du lịch - Dấu ấn Quận 10", "Có một Chợ Lớn rất khác", "Gò Vấp - Trăm năm tìm lại dấu xưa", "Hóc Môn - Vùng đất lịch sử", "Phú Nhuận - Nơi ta tìm về". Năm 2022, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng hai sản phẩm mới, độc đáo mang đặc trưng của Thành phố là "Ngắm thành phố từ trên cao" bằng máy bay trực thăng và "Du thuyền trên sông Sài Gòn".

Thành phố có 9 loại hình làng nghề truyền thống đang hoạt động và phát triển trong đó có 7 loại hình làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: Làng nghề bánh tráng; Làng nghề đan lát; Làng nghề mành trúc; Làng nghề đan giỏ trạc; Làng nghề se nhang; Làng nghề muối; Nghề chế biến khô thủy sản. Phát triển làng nghề truyền thống giúp du khách có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo khi đến tham quan và tham gia trải nghiệm thực hành tại các làng nghề.

Thành phố cũng có nhiều không gian biểu diễn nghệ thuật thu hút du khách trong và ngoài nước: Trúc Mai House - nơi giới thiệu và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc như sáo, đàn bầu, đàn kìm, đàn tam thập lục, trống, đàn đá, đàn T’rưng, K’long put..; Nhà hát bội tại Lăng Lê Văn Duyệt - nơi giới thiệu về nghệ thuật tuồng cổ và các vở diễn về cuộc đời "Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt"; Bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc ở tư gia nghệ sĩ nhân dân ưu tú Đức Dậu; Xiếc và múa rối tại công viên Gia Định và khu vực Lữ Gia; Chương trình nghệ thuật truyền thống kết hợp hiện đại ở Nhà hát Thành phố; Múa rối nước tại Cung văn hóa Lao động và Bảo tàng lịch sử Thành phố; Cải lương tại nhà hát Trần Hữu Trang,...

Du lịch sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Nguồn nhân lực du lịch tại Thành phố có trình độ, năng động, sáng tạo. Các hoạt động du lịch giúp tiếp cận văn hóa địa phương, tạo điều kiện cho du khách tham gia trực tiếp nhằm kiến tạo trải nghiệm. Trong đó phải kể đến nhiều nghệ sĩ biểu diễn, nghệ nhân thực hành nghề tài năng, giàu kinh nghiệm. Từ đó, mang đến sự kết nối tích cực về mặt cảm xúc giữa du khách với các giá trị văn hóa nghệ thuật, di sản, giúp gia tăng trải nghiệm đích thực, cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật, di sản văn hóa địa phương.

Điểm đến du lịch sáng tạo ấn tượng

Để khai thác hiệu quả du lịch sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch: Tổ chức các sự kiện, triển lãm, hội thảo và các cuộc thi về du lịch sáng tạo; Tổ chức các khóa đào tạo, dự án nghiên cứu và chia sẻ kiến thức về du lịch sáng tạo; Phát huy vai trò là đầu mối trung gian trong việc tạo mạng lưới kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp; Khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tham gia đóng góp ý tưởng và lựa chọn những giá trị ấn tượng nhất để tạo sản phẩm du lịch mới, tập trung vào kể câu chuyện về lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống, dấu ấn lịch sử tại điểm đến; Khuyến khích sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, trực tuyến hóa; Hỗ trợ tài chính để duy trì hoạt động tại các sân khấu truyền thống; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo.

Phát huy và khai thác các giá trị của di sản văn hóa, sản phẩm văn hóa thông qua việc nâng cao trải nghiệm của du khách trong các chương trình tham quan, dịch vụ du lịch. Tăng thời gian tương tác để du khách có thể lắng nghe chia sẻ từ những nghệ nhân, nghệ sĩ. Tạo điều kiện cho du khách trực tiếp tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ, sáng tác nghệ thuật cùng người dân địa phương.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa nhằm phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Xây dựng bảo tàng nghệ thuật nhằm tập trung trưng bày các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống tại Thành phố Hồ Chí Minh như Cải lương, Đờn ca tài tử, Hát bội, các nhạc cụ truyền thống... Đây sẽ là nơi biểu diễn, tôn vinh giá trị nghệ thuật truyền thống và tổ chức các chương trình biểu diễn sáng tạo cho du khách; Xây dựng nhà trưng bày các làng nghề truyền thống như nghề muối Lý Nhơn, nghề đúc lư đồng An Hội, nghề làm lồng đèn Phú Bình, nghề dệt vải Bảy Hiền..., đây là nơi để các nghệ nhân trình diễn, tạo điều kiện cho khách trải nghiệm thực tế, rút ngắn thời gian di chuyển đến các làng nghề trong lịch trình tham quan của du khách tại thành phố.

Truyền thông về dịch vụ, chương trình du lịch sáng tạo trên các sản phẩm du lịch ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng các ấn phẩm xúc tiến điện tử phù hợp với thị hiếu của từng thị trường trọng điểm. Đẩy mạnh công tác truyền thông marketing cho các sản phẩm du lịch sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến, tạo hiệu ứng truyền thông tích cực để du khách dễ tiếp cận và bị thu hút bởi trải nghiệm khác so với những chương trình, sản phẩm trước đây.

Như vậy, phát triển du lịch sáng tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh cần có sự hỗ trợ và hành động từ chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nguồn lực tài chính, nhân sự để phát huy giá trị văn hóa và công nghiệp văn hóa. Khai thác hiệu quả yếu tố phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa thông qua hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tạo dấu ấn tại các làng nghề... sẽ giúp du khách gia tăng cảm nhận và trải nghiệm khi đến với các điểm du lịch văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển du lịch sáng tạo không chỉ hướng đến các giá trị phát triển du lịch bền vững, mà còn thúc đẩy môi trường văn hóa hiện đại, chuẩn mực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân thành phố trong việc bảo tồn di sản văn hóa, khơi dậy tình yêu, sự tự hào ngay chính tại nơi mình đang sống và cùng nhau kiến tạo.

Du lịch sáng tạo là loại hình du lịch văn hóa đặc thù mang đến cho du khách cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo của mình.

Chu Khánh Linh

Báo Tổ quốc – toquoc.vn – Đăng ngày 27/01/
Từ khóa: Thành phố Hồ Chí Minh; du lịch sáng tạo

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036321

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC