Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Đũa đước Ngọc Hiển ( Cà Mau): Từ xưởng đến sàn OCOP

Đũa đước Ngọc Hiển ( Cà Mau): Từ xưởng đến sàn OCOP

Cập nhật: 04/05/2022

Vùng đất Ngọc Hiển, được thiên nhiên ban tặng hệ sinh thái rừng đước lớn nhất nước, với diện tích gần 35.000 ha. Đặc trưng ấy không chỉ mang lại bầu sinh quyển xanh tuyệt vời, là niềm tự hào của người Cà Mau, mà còn là nguồn tài nguyên quý để duy trì, khôi phục nhiều ngành nghề truyền thống như: nuôi tôm sinh thái, tôm rừng, nghề hầm than, làm đũa đước… Trong đó, nghề làm đũa đước giúp nhiều hộ gia đình, tổ hợp tác, làng nghề nơi đây ăn nên làm ra. Năm 2021, sản phẩm này chính thức là sản phẩm OCOP của tỉnh.

Ở Ngọc Hiển có rất nhiều hộ làm nghề đũa đước từ nhỏ lẻ đến kinh tế tập thể, nhưng gia đình anh Trần Văn Vệ, ở ấp Xẻo Mắm, xã Viên An là hộ tiên phong đưa sản phẩm đũa đước trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh năm 2021. Nghe từng câu chuyện, đến cách làm và tham quan xưởng sản xuất đũa của gia đình anh Vệ, chúng tôi càng khâm phục sự yêu nghề, sáng tạo và quá trình đưa sản phẩm truyền thống ở địa phương vươn lên bước tiến mới.

Anh Vệ cho biết, trước đây cuộc sống rất khó khăn, ngoài thu nhập từ vuông tôm, gia đình làm thêm nghề vót đũa bằng tay, bán theo đơn đặt hàng của người quen, dần dần đơn đặt hàng tăng lên. Đến năm 2008, khi điện về nông thôn, gia đình đầu tư thêm máy móc, thiết bị như: máy chẻ cây, máy cắt, máy tề đầu, máy rọc vuông, chạy tròn, máy se đầu nhỏ, máy đánh nhám (đánh bóng)… Tuy nhiên, trong quá trình vận hành máy, sản phẩm làm ra vẫn chưa đạt yêu cầu nên anh nghiên cứu, mua thêm các thiết bị khác chế lại và khoảng 5 năm gần đây máy đã vận hành tốt, đúng với yêu cầu đặt ra.

Chiếc đũa sau khi được chạy tròn, se đầu nhỏ, sẽ được chạy máy đánh nhám cho sáng bóng.

Phơi đũa, vô đũa theo số lượng 10 đôi/bọc là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất đũa đước.

Hiện nay, với hệ thống máy móc hiện đại, cùng thương hiệu đũa đước OCOP Chí Nguyện, với 2 điểm sản xuất, bình quân mỗi năm gia đình anh Vệ xuất bán ra thị trường khoảng 1 triệu đôi đũa, thu về lợi nhuận 150-200 triệu đồng. Cũng từ nghề này giúp gia đình anh Vệ thoát nghèo năm 2012.

Anh Lê Ngọc Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Trước đây toàn huyện có 3 hợp tác xã, tổ hợp tác đũa đước và khoảng trên 10 hộ sản xuất, kinh doanh đũa đước nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hình thức hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả nên đã giải thể, chuyển sang hình thức hộ kinh doanh cá thể. Hiện địa bàn huyện có trên 20 hộ sản xuất kinh doanh nghề này, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 40-100 lao động nhàn rỗi ở địa phương. Đặc biệt, sản phẩm đũa đước Chí Nguyện đạt OCOP 3 sao thì lượng đơn đặt hàng tăng cao, bởi sản phẩm vừa túi tiền, lại mang đặc trưng vùng ngập mặn Mũi Cà Mau, nên rất được sự ưa chuộng của khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm ở Cà Mau”.

Thời gian tới đây, trong những chuyến hành trình khám phá vùng Đất Mũi Cà Mau, những cơ sở, làng nghề làm đũa đước sẽ trở thành một trong những điểm đến để du khách tham quan, trải nghiệm./.

Loan Phương

Báo Cà Mau – baocamau.com.vn – Ngày đăng 04/5/2022
Từ khóa: Ca-Mau, Đũa đước, OCOP

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039645

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC