Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Mỹ Sơn

Quảng Nam: Tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Mỹ Sơn

Cập nhật: 12/09/2024

Chiều ngày 11/9, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam) tổ chức tọa đàm tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng vùng phụ cận di sản. Tham dự có chính quyền địa phương, doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng.

Tọa đàm về giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Mỹ Sơn. Ảnh: K.L

Theo ông Nguyễn Công Khiết - Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, vùng đệm phụ cận Mỹ Sơn có đầy đủ yếu tố thuận lợi về thiên nhiên, điều kiện địa lý, lịch sử văn hóa, xã hội để phát triển du lịch cộng đồng.

Một số địa điểm, di tích nổi bật có thể kể đến như đập Thạch Bàn, Khu kỹ nghệ An Hòa, sân bay Đức Dục, chùa An Hòa… Cạnh đó, các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống có sự giao thoa văn hóa Chăm - Việt hết sức đặc sắc cùng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm đầu tư.

Phát triển du lịch cộng đồng Mỹ Sơn là mục tiêu quan trọng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Ảnh: K.L

Thời gian qua, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, xúc tiến quảng bá, liên kết chặt chẽ với các địa điểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành, truyền thông báo chí…

“Đơn vị luôn xác định công tác quản lý khu di sản, ngoài nhiệm vụ bảo tồn và phát huy thì tạo sinh kế cho cộng đồng vùng di sản cũng là một trụ cột chính trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn” - ông Khiết nhấn mạnh.

Dù vậy, do một số nguyên nhân, đến nay kết quả khai thác du lịch cộng đồng vẫn chưa như mong muốn. Bên cạnh điều kiện hạ tầng du lịch chưa phát triển, các điểm đến di tích, thắng cảnh còn dạng tiềm năng; sản phẩm du lịch địa phương chưa nhiều, chưa đặc sắc, chưa chuyển đổi thành sản phẩm phục vụ du lịch; các chương trình lễ hội không được tổ chức thường xuyên do cộng đồng dân cư không phải là chủ thể...

Trao đổi tại tọa đàm, hầu hết ý kiến doanh nghiệp khẳng định, Mỹ Sơn và vùng phụ cận có tiềm năng rất lớn và nhiều dư địa để phát triển du lịch, kể cả lưu khách qua đêm. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là xây dựng được sản phẩm hoàn chỉnh, mang tính đặc thù, khác biệt phù hợp tâm lý và xu hướng khách hàng.

Để phát triển du lịch vùng phụ cận Mỹ Sơn cần nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là phát triển sản phẩm phù hợp. Ảnh: K.L

Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết các điểm xung quanh tạo nên tour tuyến phong phú; đa dạng hóa loại hình lưu trú; xác định thị trường mục tiêu; phát triển các loại hình du lịch MICE, Teambuilding… Qua đó sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách, hướng tới thúc đẩy du lịch cộng đồng vùng di sản Mỹ Sơn phát triển, tạo sinh kế, chuyển đổi ngành nghề cho người dân, đóng góp vào kinh tế - xã hội địa phương, cùng chung tay bảo tồn di sản.

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn là một trong hai điểm đến thu hút khách du lịch ở Quảng Nam. Trước dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng khách hằng năm hơn 10%. Năm 2023, Mỹ Sơn đón 420 nghìn lượt khách; 8 tháng năm 2024 đón gần 309 nghìn lượt khách tham quan.

Khánh Linh

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 11/09/2024
Từ khóa: du lịch cộng đồng, Du lịch MICE, Quang-Nam

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036930

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC