Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Evason Ana Mandara & Six Senses Resoet&Spa Nha Trang: Phát triển du lịch thân thiện với môi trường

Evason Ana Mandara & Six Senses Resoet&Spa Nha Trang: Phát triển du lịch thân thiện với môi trường

Cập nhật: 19/06/2009

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch. Ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái...Do đó, du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể tách rời nhau, môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững.

Sau đây là ý kiến của doanh nghiệp du lịch: Ông Lionel Valla - Tổng giám đốc Evason Ana Mandara & Six Senses Spa Nha Trang, thuộc Tập đoàn Six Senses, là thành viên của Green Globe, Nordic “Swan” hoặc Hiệp hội môi trường International Tourism Partnership, ITP-US Leed.

Hiện nay, trên toàn thế giới Tập đoàn Six Senses có 17 khu nghỉ tại 13 nước, phát triển chính tại các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan và quần đảo Maldives. Tầm nhìn Six Senses hướng đến là tạo ra những xu thế mới có nhiều thay đổi sáng tạo, làm cho du khách cảm nhận đối với môi trường, với cộng đồng chung quanh. Mục đích của Tập đoàn là môi trường, làm thế nào để tạo được cảnh quan hài hoà với môi trường, giảm khí carbon thải ra.

Về trách nhiệm môi trường, Six Senses chia ra làm 4 phần chính: Về môi trường, xã hội-văn hoá, kinh tế và đồng thời về sức khoẻ.

Trong phần môi trường, Six Senses chia ra các phần sau: quản lý về năng lượng; quản lý về nước; quản lý về chất thải; quản lý về hoá chất và có trách nhiệm trong phần mua bán, không mua thật nhiều dư thừa rồi đổ đi gây ô nhiễm môi trường; quản lý khí thải trong khu vực và đồng thời có trách nhiệm bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái. Phải tạo được môi trường lành mạnh an toàn trong khu nghỉ.

Để đạt được mục đích bảo vệ môi trường, khi đầu tư xây dựng khu nghỉ mới không có nghĩa là phải chặt phá cây cối và huỷ hoại môi trường. Six Senses với lối kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, nên chỉ xây dựng theo những gì thiên nhiên đã có. Do vậy, các khu nghỉ được xây dưới tán rừng, đá núi, nên cây rừng trong thiên nhiên vẫn được giữ nguyên, cảnh quan thiên nhiên không bị phá huỷ. Làm như vậy sẽ tận dụng sự mát mẻ từ cây cối cho phòng khách và phòng sinh hoạt, chỉ có phòng ngủ buộc phải có máy lạnh. Phong cách của Six Senses là kết hợp hài hoà với thiên nhiên, tận dụng những ưu điểm sẵn có của thiên nhiên. Tất cả các sảnh và phòng họp của tập đoàn đều xây với kiểu “over air”, các phòng spa cũng không trang bị máy lạnh, thiết kế các lỗ thông gió, tường được xây bằng chất liệu đất sét trộn với trấu rất dầy, có các lỗ thông gió nên nhiệt độ bên trong phòng lúc nào cũng thấp hơn ngoài trời từ 5-6OC.

Tại tất cả các khu nghỉ của tập đoàn đều có vườn rau riêng, đặc biệt tại khu nghỉ ở Nha Trang chúng tôi có vườn rau xanh, sạch trồng tại chỗ đủ cung cấp cho nhà bếp. Hiện Six Senses đang tạo “sự cân bằng xanh” trong thực đơn, bằng cách dùng các loại rau tươi, xanh kết hợp với đậu hũ và một ít thịt cá cần thiết để thay đổi món ăn hàng ngày cho khách, và thức ăn được nấu ở nhiệt độ 44OC, ở nhiệt độ này các chất bổ trong thức ăn sẽ không bị bốc hơi. Và khách được ăn tối ngay trong vườn cây rau, khiến du khách rất thích đặc biệt là du khách đến từ Nhật Bản.

(Ông Lionel Valla - Tổng giám đốc Evason Ana Mandara & Six Senses Spa Nha Trang)

VnEconomy
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036838

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC