Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Galapagos – thiên đường của động vật hoang dã

Galapagos – thiên đường của động vật hoang dã

Cập nhật: 09/06/2009

Bảo tàng thiên nhiên số 1 hành tinh đang xuống cấp. Thủ phạm? - Con người! Chính là con người! Bốn thế kỷ con người có mặt đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến thiên nhiên của quần đảo thần tiên này. Không nói xa xôi, so với thời Darwin bước chân lên đảo quan sát hệ động, thực vật để sáng tạo ra Học thuyết tiến hoá, môi trường ngày nay đã khác hẳn.

Việc tàn sát dã man những động vật đặc hữu của quần đảo đã khiến một số loài bị tuyệt chủng hoàn toàn, may mắn hơn có loài chỉ còn duy nhất một cá thể như cụ rùa George cô đơn đã nói trên, hiện sống như một "gã chán đời", thờ ơ với… sex, nên cho tới nay chưa có kẻ "nối dõi tông đường" và rất có thể vài năm nữa cũng lên Thiên đường theo tổ tiên mà chẳng còn dấu vết ngoài tiêu bản bày trong bảo tàng. 

Khi dùng quần đảo hoang vu này làm sào huyệt, bọn cướp biển đem theo mấy con dê thả lên đảo để nguồn thức ăn thêm mùi vị. Sẵn thảm cỏ non quanh năm, chúng thả sức nảy nở sinh sôi. Đến lúc thấy đảo bắt đầu bị nạn “dương mãn”, dê nhiều quá cỡ, vị phó vương bèn đối phó bằng cách thả chó săn diệt dê. Đúng là “đổ dầu vào lửa”, chó phát triển nhanh như… vũ bão. Rồi những người tìm đến đảo định cư thường mang theo những gia súc ra nuôi cho “vui cửa vui nhà”. Những động vật nhập cư gặp miền đất hứa đã an cư lạc nghiệp, vạ gì mà không phát triển giống nòi. Năm 1955, các nhà nghiên cứu kiểm kê được 504 chủng loại động thực vật “lạ” du nhập vào đây trong 10 năm, kể cả sâu bọ như gián, kiến và nấm bệnh. Hệ sinh thái Galapagos bị đảo lộn. Gia súc sinh con quá đông, không ai kiểm soát được đã quay trở lại với cuộc sống hoang dã từ ngàn xưa của tổ tiên, lấn át động thực vật bản địa. Loài nào cũng "tăng dân số" đến chóng mặt với hàng vạn, hàng chục vạn, riêng chuột tới hàng chục triệu con. Chúng tàn phá môi trường không thương tiếc. Cỏ cây, hoa lá bị chúng ăn trụi hoặc xéo nát. Đất đai bị chúng đào xới, bới lộn... 

Người ta phải mở những chiến dịch lớn, triệt hạ những “kẻ ngoại lai”. Có những đợt đã giết vài vạn chú dê nhà hoá thành dê rừng, thỏ nhà thành thỏ rừng mà không xuể. Cuộc chạy đua giữa tốc độ sinh sôi và tốc độ “huỷ diệt” các loài không mong muốn đang tiếp diễn nhưng phần thua dường như thuộc về con người, tuy họ đã áp dụng cả các “biện pháp cứng rắn” như dùng súng phun lửa và hoá chất gây vô sinh hoặc đầu độc chúng. Ngành du lịch đang tăng trưởng cũng góp phần phá hoại môi trường. Đất đai bị xâm lấn để xây khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm phục vụ du khách. Không gian sống của những cư dân từng cư ngụ hàng vạn, hàng triệu năm bị thu hẹp, khiến động vật bản địa đặc sắc đang bỏ đi dần. Nếu không có những biện pháp hiệu quả, chỉ ít năm nữa, Galapagos không còn là Viện bảo tàng thiên nhiên số 1 của hành tinh, là Thiên đường của động vật hoang dã nữa mà chẳng khác gì bất kỳ hòn đảo nào khác. 

VNN
Từ khóa:

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039273

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC