Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Gấu quý tuyệt chủng vì “ngành công nghiệp mật gấu”

Gấu quý tuyệt chủng vì “ngành công nghiệp mật gấu”

Cập nhật: 19/03/2013

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ngày 15/3 cho biết, hai loài gấu quý hiếm ở Việt Nam là gấu chó và gấu ngựa đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Một trong những mối đe dọa lớn và trực tiếp đối với sự tồn vong của các loài gấu trong tự nhiên chính là “ngành công nghiệp mật gấu.”

Trao đổi với Vietnam+, ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho rằng quần thể gấu trong tự nhiên ở Việt Nam hiện đã suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do hoạt động buôn bán các bộ phận cơ thể gấu, đặc biệt là túi mật sử dụng cho mục đích làm thuốc đông y.

"Điều đáng lo ngại là các cơ quan chức năng khi phát hiện gấu nuôi nhốt trái phép thường vẫn còn thiếu sự quyết tâm và cam kết lâu dài để xử lý vi phạm theo đúng tinh thần của luật pháp bảo vệ động vật hoang dã,” ông Hưng chia sẻ.

Trước tình trạng trên, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên lo ngại loài gấu ngựa và gấu chó tại Việt Nam sẽ bị biến mất, nếu tình trạng tiêu thụ và sử dụng mật gấu phổ biến không kịp thời ngăn chặn.

Để bảo vệ hai loài gấu quý hiếm tại Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho rằng việc cấp bách là cần phải xóa bỏ triệt để "ngành công nghiệp mật gấu."

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách cần có giải pháp "mạnh tay," nhằm xóa bỏ tình trạng nuôi nhốt gấu thông qua tiêu hao về số lượng là bước đi đầu tiên cực kỳ quan trọng và cấp bách trên chặng đường dài.

Theo báo cáo của tổ chức này, hiện có 2.385 cá thể gấu bị nuôi nhốt trên toàn quốc, có nguồn gốc từ tự nhiên. Hầu hết các chủ trang trại lớn thường có xu hướng hoạt động dưới sự “đỡ đầu” của cơ quan chức năng hoặc của những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội.

Cùng với đó, các hoạt động khai thác mật gấu tồn tại ở Việt Nam thường bất chấp luật pháp ngăn cấm vì rất nhiều nguyên nhân, như quan niệm chích hút và sử dụng mật gấu không phải là một hành động trái đạo đức, hay xuất phát từ truyền thống văn hóa và quan niệm lâu đời về công dụng chữa bệnh của mật gấu./.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), mỗi năm có khoảng 3.000-4.000 tấn động vật hoang dã được buôn bán trái phép tại Việt Nam, trong đó có hai loài gấu quý hiếm.

Các loài động vật bị buôn bán gồm rất nhiều loài, từ các loài côn trùng bé nhỏ cho đến các loài thú lớn, từ các loài thông thường cho đến những loài cực kỳ nguy cấp được pháp luật bảo vệ như hổ Đông Dương, gấu ngựa, gấu chó, tê tê, voọc…

Theo Vietnam+
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034758

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC