Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Gia Lai: Phát triển du lịch cộng đồng

Gia Lai: Phát triển du lịch cộng đồng

Cập nhật: 24/05/2024

Dựa trên tài nguyên văn hoá, cơ sở sẵn có, Gia Lai đang tích cực xây dựng du lịch cộng đồng đến năm 2030, tạo sinh kế cho người dân ở các thôn, làng.

Với 2.161 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 1.257 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Gia Lai được xem là địa phương có giàu tài nguyên về phát triển du lịch cộng đồng. Chính vì thế, để định hướng đến năm 2030, Gia Lai phát triển du lịch cộng đồng dựa trên cơ sở vận dụng, khai thác, phát huy tối đa và có hiệu quả về lợi thế từ nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa, nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, tiêu biểu là 02 dân tộc Bahnar và Jrai.

Kết hợp khai thác tối đa lợi thế môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn, tạo thành sản phẩm, dịch vụ du lịch phục vụ và thu hút du khách trong và ngoài nước đến Gia Lai ngày càng nhiều hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ sinh kế cho người dân ở khu vực nông thôn.

Du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ dưỡng và sức khoẻ ngày càng được du khách quan tâm

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho hay “xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân. Vừa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, vừa giải quyết việc làm, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân địa phương”.

Để hiện thực hoá mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2030, tỉnh Gia Lai sẽ tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng dân cư cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng đảm bảo các điều kiện phục vụ khách du lịch, trong đó chú trọng đến tính bền vững.

Phát huy nội lực của từng địa phương đồng thời lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn để hỗ trợ các điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất tạo thuận lợi cho phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Yến - Trường Đại học Tây Nguyên cho rằng “Căn cứ vào điều kiện thực tế của người dân địa phương về sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho du khách, xác định nhu cầu của du khách để đáp ứng được nhu cầu đó. Việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên được duy trì để đảm bảo rằng những điểm đến tiếp tục thu hút và duy trì được tiềm năng thương mại của nó, đồng thời, sự phát triển du lịch đem lại những lợi ích rộng rãi cho các thành viên trong cộng đồng và xã hội”.

Khách nước ngoài trải nghiệm du lịch cộng đồng ở xã Hneng, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

Do đó, phát triển du lịch cộng đồng cần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ khách quay trở lại trên tổng số khách, số ngày lưu trú bình quân trên khách, tỷ lệ an toàn sức khoẻ trên số lượng khách.

Dưới con mắt người khởi nghiệp làm du lịch homestay, anh Đinh A Ngưi trú tại làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang cho biết "du lịch cộng đồng ở Gia Lai đang có chiều hướng tích cực, tuy nhiên vẫn cần động lực để thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, cần có một môi trường an toàn cho du khách khi đến và trải nghiệm ở điểm du lịch cộng đồng".

Theo số liệu của các nhà quản lý, khách du lịch cộng đồng ở Gia Lai chỉ chiếm khoảng 2%. Do đó, thay đổi phương pháp phát triển cùng với tận dụng những nguồn lực xã hội, hy vọng các sản phẩm du lịch cộng đồng ở Gia Lai ngày càng hấp dẫn và đặc sắc hơn.

Mai Chiến

Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp – diendandoanhnghiep.vn – Đăng ngày 23/05/2024
Từ khóa: du lịch cộng đồng, du lịch homestay, Gia-Lai

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033433

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC