Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Giảm thải nhựa ở các điểm di tích Huế

Giảm thải nhựa ở các điểm di tích Huế

Cập nhật: 18/09/2023

Các trạm cấp nước miễn phí vừa được lắp đặt tại một số lăng tẩm thuộc quần thể di tích Cố đô Huế không chỉ nhận được sự tán thưởng của du khách mà qua đó còn nhắc nhở mọi người hạn chế sử dụng rác thải nhựa.

Du khách được khuyến khích mang theo bình để tiếp nước uống khi đến các điểm tham quan.

Ban Quản lý dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền trung Việt Nam” phối hợp Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã khánh thành nhà chờ du khách và trạm cấp nước tại ba địa điểm có nhiều du khách thăm viếng là Lăng Gia Long, Minh Mạng và Đồng Khánh.

Sau khi lắp đặt hệ thống này, du khách được khuyến khích mang theo bình nước cá nhân để tiếp nước uống hoặc uống nước trực tiếp tại vòi khi đến tham quan. Sản phẩm máy lọc nước đạt hệ thống quản lý chất lượng cũng như chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho ra nguồn nước bảo đảm độ tinh khiết.

Sự ra đời của trạm cấp nước được kỳ vọng góp phần giảm lượng rác thải nhựa tại TP Huế thông qua việc khuyến khích du khách mang theo bình nước và đồ dùng cá nhân thay vì sử dụng, mua sắm đồ nhựa dùng một lần. Bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Giám đốc Ban quản lý dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền trung Việt Nam” cho biết, mong muốn của dự án là giảm thiểu lượng rác nhựa phát sinh và thải bỏ ra môi trường. Ngoài ra cũng kỳ vọng mỗi du khách khi đến các điểm du lịch đều mang theo bình nước cá nhân để tiếp nước tại trạm và bỏ rác đúng nơi quy định. “Điều đó sẽ góp phần rất lớn trong nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và bảo đảm mỹ quan của các điểm du lịch tại TP Huế”, bà Vân chia sẻ.

Ngay khi đưa vào vận hành, nhiều du khách đã trải nghiệm và cho rằng, rất tiện lợi. Thay vì uống nước chai nhựa bỏ thùng rác thì nay có thể tận dụng chai đem theo để tiếp nước tại vòi. Anh Paul Huy (Việt kiều Pháp) tỏ ra ấn tượng với những trạm tiếp nước được đặt tại các điểm di tích. “Tôi cho rằng, trạm tiếp nước rất hữu ích với du khách, nhất là đối với thời tiết nắng nóng mùa hè tại Huế. Hy vọng mô hình trạm cấp nước này sẽ được nhân rộng ở nhiều điểm du lịch khác”, anh Huy mong muốn.

Bà Tường Vân cho biết thêm, dự án sẽ triển khai thêm một số nhà chờ và trạm cấp nước tại các địa điểm du lịch khác ở Huế. Được biết, với mục tiêu giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa vào cuối năm 2024, dự án đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền trong cộng đồng dân cư, hướng dẫn phân loại rác thải, xây dựng bộ quy tắc ứng xử giảm nhựa. Đặc biệt, đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm góp phần lan tỏa đến cộng đồng và du khách về việc ứng xử văn minh với môi trường, góp phần giảm rác thải nhựa.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, Huế vinh dự trở thành đô thị thứ bảy của Việt Nam và thứ 32 trên thế giới tham gia vào mạng lưới Sáng kiến các Đô thị giảm nhựa. Việc tham gia mạng lưới sẽ giúp Huế huy động thêm nguồn lực triển khai các hoạt động cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn và giảm thiểu rác thải nhựa cũng như có cơ hội được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đô thị khác trong và ngoài nước. Qua đó, hình ảnh của tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được củng cố trong mắt du khách và bạn bè quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Bài và ảnh: Minh An

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 16/9/2023
Từ khóa: di tích, Huế, rác thải nhựa

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039513

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC