Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái

Gìn giữ điệu then của dân tộc Tày, Nùng, Thái

Cập nhật: 05/09/2022

Hát then - văn hoá đặc sắc của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Và theo nhiều người dân vùng núi phía Bắc, những điệu then cổ bên cây đàn tính trầm bổng luôn có sức hút đặc biệt.

Nghệ nhân nhân dân Hà Thuấn (xã Tân An, huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang) là người đã dành cả cuộc đời để hát và truyền dạy những điệu then của người Tày ở Tuyên Quang. Dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông vẫn rất rành rọt và nhớ không thiếu một chi tiết nào trong các câu chuyện về then cổ của người Tày quê hương.

Nghệ nhân Hà Thuấn kể, trước đây, những làn điệu then chủ yếu do các thầy cúng hát vào những dịp làm lễ cho các gia đình trong thôn bản. Ngày nhỏ, ông thường theo chân các cụ già đi xem lễ cúng, rồi những điệu then cứ thế ngấm vào người lúc nào không hay. Cả cuộc đời mình, nghệ nhân Hà Thuấn dành phần lớn thời gian để sưu tầm và truyền dạy những điệu then cổ và giới trẻ chính là lớp người được ông ưu tiên, đặt nhiều kỳ vọng để gìn giữ và phát triển những làn điệu then cổ.

Nghệ nhân Hà Thuấn nói: "Trước đây có một thời gian người ta bảo mê tín, nhưng bây giờ UNESCO công nhận rồi tôi rất phấn khởi, nên tôi cố gắng làm sao gìn giữ bản sắc của dân tộc mình, mở các lớp để truyền dạy cho các thế hệ trẻ, để người ta biết được, giữ gìn được. Tôi cũng nói với các lớp tôi dạy rằng, truyền dạy cho các cô, các cháu học mà biết, sau này các cô, các cháu phải truyền dạy để giữ gìn, không là sau này mai một".

Đưa hát then vào trường học tại Lạng Sơn. Ảnh: Duy Thái

Có thể thấy ở đâu có người Tày, Thái, Nùng là ở đó có then, nghi lễ then. Nghi lễ then có giá trị nghệ thuật rất cao, rất nhân văn và đều hướng đến cuộc sống con người. Người xưa giải thích về mối quan hệ sâu sắc giữa con người với con người; con người với thiên nhiên, vạn vật cũng như bày tỏ khát vọng, lòng tin, chỗ dựa tinh thần (tín ngưỡng tâm linh) để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống thời bấy giờ khi chưa có khoa học làm nền tảng.

Nghệ nhân Hà Ngọc Cao, ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cho biết then chứa đựng tính nhân văn rất cao, phản ánh khả năng sáng tạo tuyệt vời về đời sống văn hóa tinh thần của tổ tiên xa xưa, thể hiện tình yêu giữa con người với con người, con người với thiên nhiên vạn vật cỏ cây, tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc... Do đó, qua việc truyền dạy then cũng là giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn.

"Then cổ ý nghĩa giáo dục con người làm ăn, đạo đức cha mẹ tổ tiên, ông bà, giáo dục con người làm công việc thiện, phản ánh những việc làm sai trái, đạo lý sống thế nào cho tốt đời đẹp đạo. Chúng tôi cũng đã mở một lớp truyền dạy cho các cháu từ 8 tuổi rồi người lớn 60 tuổi học một lớp, cũng thành đạt được một lớp rồi, cũng mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để sau này dần phát triển mở rộng thêm nhiều lớp" - nghệ nhân Hà Ngọc Cao nói.

Để lan tỏa những điệu Then của dân tộc, những nghệ nhân then không chỉ dạy trực tiếp cho thế hệ trẻ và những người yêu thích then, mà họ còn tổ chức các lớp học trực tuyến cho những người ở xa, đưa những điệu hát then, nghi lễ then lên mạng xã hội. Thậm chí có nghệ nhân đã lan tỏa những điệu then tới nhiều nước trên thế giới.

Nghệ nhân Chu Văn Thạch, ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và nghệ nhân Nguyễn Xuân Hữu, ở Hà Giang cho biết: "Tới bây giờ tôi đã dậy nhiều lớp then, vừa dạy trực tiếp và dạy online cũng đạt hiệu quả cao. Trong những học sinh tôi dạy, đã có người lại đi truyền dạy cho những người khác. Hiện mình vẫn đang dạy trực tuyến cho các bạn ở xa, đặc biệt có những bạn ở TP.HCM. Trong thời gian mình truyền dạy, đưa lên Youtube mình gặp những vị khách nước ngoài, cũng có những bạn nước ngoài là học sinh ở bên Mỹ thích học hát then, đàn tính... Mình cũng có dạy cả một số bạn ở Đức. Qua đó, mình thấy hát then rất tuyệt vời, vì để lan tỏa sang nước ngoài là điều khó và khi làm được mình thấy rất tự hào".

Tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc, bảo tồn then trong cộng đồng đã được chú trọng thực hiện, với việc mở các lớp truyền dạy then, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ. Then được các bạn trẻ đón nhận tích cực qua nhiều hoạt động cụ thể, hiện hữu trong cuộc sống./.

Phương Thoa

VOV – vov.vn – Ngày đăng 05/9/2022
Từ khóa: dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Thái, Di sản văn hóa phi vật thể, điệu then, Unesco

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037908

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC