Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 25/06/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • “Gom show” – kể chuyện âm nhạc Việt bằng gốm

“Gom show” – kể chuyện âm nhạc Việt bằng gốm

Cập nhật: 11/06/2025

“Gom show” - chương trình nghệ thuật sáng tạo, nơi những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, sẽ công diễn vào 28 và 29-6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Trong buổi gặp gỡ thông tin về dự án “Gom show” chiều 10-6, tại Hà Nội, nghệ sĩ Đinh Anh Tuấn cho biết, “Gom show” là một dự án nghệ thuật âm nhạc sáng tạo, được lấy cảm hứng từ văn hóa gốm. Tên gọi dự án vừa gợi về gốm, vừa mang ý nghĩa đi tìm về văn hóa truyền thống Việt Nam. “Gom show” kết hợp giữa âm nhạc bản địa và hệ thống nhạc cụ sáng tạo được chế tác từ gốm, đất nung, tre, nước… do nhóm Đàn Đó khởi xướng và thực hiện.

Không gian biểu diễn "Gom show". Ảnh: BTC

Ngoài các thành viên quen thuộc của nhóm Đàn Đó như Đinh Anh Tuấn, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Quang Sự, chương trình có sự tham gia của 10 nghệ sĩ trẻ, đều là những gương mặt tài năng, được đào tạo bài bản về nhạc cụ truyền thống, có sự say mê và sáng tạo, tham gia biểu diễn. Các nghệ sĩ trẻ và nhóm Đàn Đó đã có khoảng thời gian cùng làm việc, sáng tạo, xây dựng âm nhạc cho chương trình.

Các nghệ sĩ chia sẻ về dự án "Gom show". Ảnh: T.T

Theo nghệ sĩ Nguyễn Đức Minh, khác với những chương trình biểu diễn âm nhạc thông thường, “Gom show” không có người dẫn chuyện, mà chính chiếc bàn xoay gốm, những âm thanh giàu sức gợi từ nhạc cụ gốm như chum, vại, niêu… sẽ dẫn dắt khán giả.

Theo vòng xoay của gốm, không gian show trở thành hành trình “sáng - hội - chiều - về”. Khán giả sẽ trải nghiệm ngày mới bắt đầu bằng tiếng gà vọng lên từ lòng núi, ánh trăng nhường bước cho bình minh, mặt trời rọi sáng đỉnh rừng. Âm thanh dẫn lối vào cảnh mùa màng tốt tươi, khắp nơi căng tràn nhựa sống. Cảnh hội làng rộn rã, lời tỏ tình và hứa hẹn về một đám cưới mùa lúa chín… để rồi khép lại trong ánh chiều buông… Từ “Quay về”, “Thời đó”, “Xuôi dòng” đến “Tìm Hani”, “Gom”… mỗi chương mục trong show diễn là tiếng nói riêng từ các cộng đồng dân tộc bản địa như M'nông, Tày, Lô Lô, Nùng Dín, Ê Đê, Hà Nhì…

Nghệ sĩ Nguyễn Quang Sự tiếp tục là người nghiên cứu và cùng các cộng sự chế tác các nhạc cụ sử dụng trong chương trình. Đó là trống chum (sử dụng chum sành và săm xe tạo âm siêu trầm như một chiếc đàn bass khổng lồ); trống lãng (hình tựa bánh dày, âm trầm ấm như tiếng vọng từ lòng đất); chiêng sành và chuông sành (tạo âm bằng đất nung với cấu trúc âm sắc độc đáo, mỗi chiếc là một bản thể âm thanh riêng biệt); gốm xoay (cộng hưởng bằng xoay tay trên miệng gốm, tạo hiệu ứng ngân vang mềm mại); đàn niêu (âm thanh dịu dàng ngân lên từ niêu đất)…

Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ trẻ, tài năng. Ảnh: BTC

Kết hợp cùng nhạc cụ dân gian, nhạc cụ sáng tạo và yếu tố trình diễn, “Gom show” mang đến một trải nghiệm âm nhạc chưa từng có, vừa chân thực, vừa mộng tưởng.

“Gom show” không chỉ đánh dấu một cột mốc mới trong hành trình nghệ thuật của nhóm Đàn Đó, mà còn mở ra một bước tiến đặc biệt trong dòng chảy nghệ thuật đương đại Việt Nam với âm nhạc sáng tạo dựa trên chất liệu văn hóa bản địa, với hệ thống nhạc cụ mới được chế tác từ gốm, đất nung, mang lại những âm thanh hoàn toàn mới mẻ. Dự án là sự tiếp nối và chuyển giao giữa hai thế hệ nghệ sĩ - những người sáng lập giàu kinh nghiệm và lớp nghệ sĩ trẻ đầy tiềm năng.

Nghệ sĩ Đinh Anh Tuấn cho biết, không chỉ dành cho khán giả Việt Nam, “Gom show” hướng đến du khách quốc tế nhằm giới thiệu âm nhạc bản địa. Sau khi công diễn, “Gom show” dự kiến sẽ tổ chức biểu diễn định kỳ phục vụ khán giả trong và ngoài nước.

Thụy Du

Báo Hà Nội mới – hanoimoi.vn – Đăng ngày 10/06/2025
Từ khóa: âm nhạc, gom show, gốm Việt, Hà Nội, nghệ thuật, sáng tạo

Tin liên quan

Vẻ đẹp nguyên sơ của thác Khuổi Lò (Bắc Kạn)

Ẩn mình giữa núi rừng nguyên sơ của xã Đôn Phong (Bạch Thông, Bắc Kạn), thác nước Khuổi Lò thuộc thôn Bản Chiêng là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình hiếm có. Những ngày hè oi bức rất nhiều người đã đến

Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững

Lào Cai đang đẩy mạnh các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với phát triển kinh tế xanh, góp phần duy trì cân bằng sinh thái và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững toàn diện.

Nam Định: Bảo tồn, phát huy giá trị nhiều di sản của tiền nhân

Mở rộng không gian, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển

Du lịch Huế cân bằng và khác biệt

Xem tiếp

Tin nổi bật

Mở rộng không gian, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển

Du lịch Huế cân bằng và khác biệt

Đồng Nai – Nơi mạch nguồn văn hóa hội tụ và phát triển

Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững

Phan Thiết tiếp tục khẳng định là điểm đến an toàn, hấp dẫn

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC