Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Hà Giang: Gìn giữ di sản ruộng bậc thang

Hà Giang: Gìn giữ di sản ruộng bậc thang

Cập nhật: 27/10/2022

Huyện Hoàng Su Phì từ lâu nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn theo các triền đồi mờ sương, tạo nên vẻ đẹp đầy quyến rũ cho vùng đất phía Tây của tỉnh. Hiện nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 11 xã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm gìn giữ di sản kỳ vỹ này cho thế hệ mai sau.

Vẻ đẹp của ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Những ai đã đặt chân đến Hoàng Su Phì chắc hẳn đều ấn tượng trước những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp, trải dài từ dưới khe suối phủ lên sườn núi cao, rồi chìm trong làn mây mờ ảo. Ruộng bậc thang là hình thức canh tác độc đáo của các dân tộc thiểu số sinh sống nơi địa hình núi cao. Do thiếu đất canh tác, bà con đã chọn các sườn đồi, núi có đất màu, cuốc, ủi thành các tầng bậc để giữ nước và trồng lúa, hoa màu. Phải mất hàng trăm năm với sự cần mẫn, siêng năng cùng đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Tày, Nùng, Mông… mới tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như ngày nay.

Theo lời kể của các cụ cao niên ở xã Sán Sả Hồ, việc chọn nơi làm ruộng được đồng bào đặc biệt chú trọng. Khu vực đáp ứng đủ yêu cầu phải là nơi đất đai tơi xốp, màu mỡ, không có đá to. Độ dốc của đất không quá lớn, có khả năng tạo được mặt bằng ruộng có độ rộng, dài. Điều quan trọng nhất khi lựa chọn vùng đất để khai phá là trong khu vực đó phải có nguồn nước, có thể dễ dàng đưa nước về ruộng. Thông thường, nếu khu đồi của năm trước khai phá còn đất họ sẽ làm nối tiếp theo đó, nếu hết đất mới đi tìm khu đồi khác để khai phá. Mỗi năm họ chỉ mở thêm 2 - 3 thửa ruộng mới và tập trung vào cải tạo ruộng cho màu mỡ.

Để có được những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, bà con phải bỏ rất nhiều công sức, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật trong các khâu khai phá, tạo mặt bằng, đắp bờ, ngăn giữ nước. Đồng bào các dân tộc trong vùng đã học hỏi lẫn nhau về cách thức làm ruộng. Ở một số xã, người dân sẽ đợi đến mùa mưa mới bắt đầu khai phá ruộng, trong khi đó, người Dao và người Nùng ở Bản Luốc và Sán Sả Hồ thì tiến hành khai phá ruộng ngay sau khi ăn Tết xong, trong tháng 1 và tháng 2 âm lịch. Trước khi tiến hành cải tạo thành ruộng, bà con phải tính toán kĩ lưỡng sự dài rộng của mảnh ruộng, độ cao thấp giữa các thửa ruộng, vị trí đặt các kênh dẫn nước, cách dẫn nước…

Người dân xã Tả Sử Choóng thu hoạch lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

Năm 2012, ruộng bậc thang tại 6 xã của Hoàng Su Phì đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia. Đến năm 2017, có thêm 5 xã được bổ sung vào danh sách ruộng bậc thang nằm trong vùng di sản. Đến nay, toàn huyện có 2.196,4 ha ruộng bậc thang trong vùng di sản được bảo vệ. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử trên dưới 300 năm.

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì, Thèn Ngọc Minh cho biết: Di tích cấp Quốc gia ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 11 xã là niềm tự hào của người dân nơi đây. Chính vì vậy, thời gian qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân làm giàu trên những thửa ruộng đã được công nhận di tích bằng các biện pháp như: Đưa giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất, nuôi cá Chép ruộng, trồng màu vụ Đông. Những năm gần đây, huyện đặc biệt chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan trải nghiệm gắn liền với di sản ruộng bậc thang, điển hình là chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” đã qua 7 mùa tổ chức.

Xác định ruộng bậc thang chỉ là một hợp phần của cảnh quan văn hoá, ngoài ra còn có phong tục tập quán, lối sống, không gian cư trú của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Tất cả lễ hội, phong tục, tập quán cấu thành lại thì mới thành di sản văn hoá ruộng bậc thang. Do đó, cấp ủy, chính quyền huyện luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thông qua hoạt động phục dựng, trình diễn các lễ hội truyền thống, đặc biệt lễ hội liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, như: Tết Khu cù tê của dân tộc La Chí; Lễ hội Nhảy lửa, Cầu mùa của dân tộc Dao; Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Lễ cúng cơm mới của dân tộc Nùng; Lễ xin giống, đóng cửa kho của dân tộc La Chí… Qua đó, từng bước xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với di sản ruộng bậc thang, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ di sản cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Bài, ảnh: Nguyễn Phương

Báo Hà Giang – www.baohagiang.vn – Đăng ngày 27/10/2022
Từ khóa: di sản, Hà Giang, ruộng bậc thang

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035727

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC