Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Giang: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Hà Giang: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Cập nhật: 26/05/2015

Ngày 25/5, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thảo phản biện đề án "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" với sự t ham dự của đông đảo các n hà khoa học, chuyên gia tư vấn phản biện đến từ các Hội, ngành Trung ương; các chuyên gia tư vấn và lãnh đạo các sở, ngành chức năng của tỉnh Hà Giang.

Ông Cao Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Hội đồng phản biện cho biết: Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là quy hoạch mang tầm nhìn lâu dài, chiến lược, liên quan đến nhiều lĩnh vực cả về tự nhiên, môi trường và xã hội, nhằm tạo môi trường sống xanh, trong lành, tốt đẹp cho con người. Đây là quy hoạch nhằm bảo vệ, phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên , bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp quý hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học ; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội . Với sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương cùng chia sẻ lợi ích trong việc tham gia các hoạt động quy hoạch sử dụng đất, tham gia công tác bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm.

Theo quy hoạch, tỉnh Hà Giang sẽ bảo vệ và phát triển bền vững diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đ ẩy mạnh trồng rừng và cây phân tán, đưa độ che phủ rừng phấn đấu đạt trên 57% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020. Xây dựng hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và các vườn thực vật trong các khu bảo tồn, nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực động vật quý hiếm và cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế đặc biệt. Hà Giang phấn đấu đến năm 2030 sẽ hạn chế tối đa về suy giảm đa dạng sinh học; các hệ sinh thái quan trọng được phục hồi; phát triển nuôi trồng các cây con đặc sản, mang lại lợi ích thiết yếu cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đưa Hà Giang ngày càng phát triển, thoát khỏi tỉnh nghèo đặc biệt khó khăn.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn đã khẳng định đề án "Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh họctỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang soạn thảo khá chi tiết, công phu. Tuy nhiên, đề án quy hoạch còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa đủ độ tin cậy về tính khoa học và tính khả thi. Phương pháp xây dựng, cơ sở lựa chọn phương án chưa thật phù hợp với quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính vì vậy, các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn đã nhận xét, phản biện và tham gia đóng góp cho đề án quy hoạch giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo và đơn vị tư vấn lập báo cáo quy hoạch có thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn khách quan để bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung của đề án đảm bảo được đầy đủ, thực tiễn và khả thi. Thông qua đó sẽ là cơ sở để tham mưu, cung cấp các luận cứ khoa học độc lập, khách quan giúp cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu, xem xét trước khi phê duyệt dự án.

Tinmoitruong.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034708

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC