Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 28/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Hà Nội hút khách với du lịch xanh

Hà Nội hút khách với du lịch xanh

Cập nhật: 11/03/2025

Du lịch xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng lựa chọn của du khách. Hà Nội với tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, đã đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

Phát triển tour du lịch xanh

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường. Thời gian qua, tận dụng lợi thế thiên nhiên doanh nghiệp du lịch Thủ đô đã xây dựng nhiều tour du lịch xanh.

Tổng Giám đốc Công ty CP Đồng Xuân Hoàng Công Anh cho biết, nhằm khai thác tiềm năng du lịch xanh phố cổ, đơn vị đã triển khai sản phẩm “Du lịch xanh trong thành phố xanh với phương tiện giao thông sạch”. Du khách được trải nghiệm 3 tour khám phá 28 tuyến phố cổ, 121 di tích lịch sử, văn hóa - lịch sử cách mạng và các công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bằng xe điện.


Khách du lịch tham quan phố cổ Hà Nội bằng xe điện. Ảnh: Hoài Nam

Không chỉ phát triển sản phẩm du lịch bằng xe điện, gần đây, các đơn vị kinh doanh du lịch Hà Nội ra mắt nhiều sản phẩm du lịch xanh, thân thiện với môi trường. Điển hình là tour đi bộ khám phá kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội, tour xe đạp khám phá Cổ Loa (Đông Anh), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), các di tích thuộc “Thăng Long tứ trấn”… do Công ty Lữ hành Hanoitourist thiết kế và xây dựng.

Nhằm tạo không gian xanh, sạch, đẹp quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Du lịch  triển khai mô hình du lịch không khói thuốc ở 30 điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa tại quận Hoàn Kiếm.

Không chỉ triển khai tour du lịch xanh tại khu vực nội thành nhiều doanh nghiệp lữ hành liên kết với các làng nghề khai thác loại hình du lịch này. Nổi bật là sản phẩm du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, tắm lá thuốc của người Dao (Ba Vì); các hoạt động trải nghiệm tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây); tăm hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa); du lịch cộng đồng tại huyện Thạch Thất…

Theo Chủ tịch UBND xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) Tô Duy An, nhằm thu hút du khách đến Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa bên cạnh việc trồng thêm cây xanh, xã Cổ Loa và doanh nghiệp du lịch đã hướng dẫn người dân sử dụng chai nhựa tái chế thành những thùng rác di động, tuyên truyền du khách không vứt rác bừa bãi…

Chi phí đầu tư cao, thách thức cho doanh nghiệp

Mặc dù du lịch xanh đang được triển khai với nhiều mô hình tiêu biểu song việc duy trì và phát triển du lịch xanh vẫn gặp không ít khó khăn do đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Đồng thời ý thức của đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan, thiên nhiên chưa cao.


Khách du lịch tham quan làng sản xuất hương Quảng Phú Cầu ( Ứng Hòa). Ảnh: Hoài Nam

Theo Giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng Làng Mít (thị xã Sơn Tây) Trần Văn Hiếu, chi phí vận hành để duy trì môi trường du lịch xanh khá cao, trong khi đa phần doanh nghiệp Hà Nội có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ vốn đầu tư.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng, để chuyển đổi du lịch xanh hiệu quả đòi hỏi địa phương quy hoạch các khu vực phát triển du lịch, đầu tư hạ tầng, thiết bị để giảm thiểu những hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân chuyển từ nhận thức sang hành động, ứng xử đúng mực tài nguyên văn hóa, di sản.


Khách du lịch tham quan làng hoa Mê Linh. Ảnh: Hoài Nam

Hiện, ngành du lịch Hà Nội đang phối hợp với các quận, huyện, thị xã triển khai nhiều lớp tập huấn cho người dân về ứng xử văn minh, phát triển du lịch xanh, gắn đào tạo với tham quan, học tập các mô hình điểm; đẩy mạnh truyền thông các mô hình du lịch xanh qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có các biện pháp xử lý rác thải không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời hạn chế sử dụng túi ni lông và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tuyệt đối không chế biến và bán các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Thực tế cho thấy, để tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển du lịch xanh, ngành du lịch Thủ đô đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2030. Trong đó, chú trọng việc quy hoạch phát triển mạng lưới du lịch sinh thái và quy hoạch mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Cụ thể, Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng ở khu vực các huyện Ba Vì, Mỹ Đức; tập trung khai thác phát triển du lịch bền vững tại một số di sản văn hóa và làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm), Vạn Phúc (Hà Đông), Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch tại khu vực Suối Hai, Ao Vua (huyện Ba Vì)...

Đồng thời tham mưu UBND TP Hà Nội xây dựng tiêu chí du lịch xanh bao gồm tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương và tạo ra lợi ích bền vững… để các địa phương, điểm đến, doanh nghiệp phát triển sản phẩm du lịch theo những tiêu chí xanh và trách nhiệm môi trường.

“Thời gian gần đây nhiều hộ gia đình sống trong khu vực Hương Sơn (Mỹ Đức) đã phát triển mô hình du lịch sinh thái xanh nhờ đó, du lịch mùa vụ đã dần được xóa bỏ, thay vào đó lượng khách đã tới Hương Sơn vào các thời điểm trong năm tăng cao. Theo thống kê, doanh thu từ các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch hiện chiếm tỷ trọng 34,8% trong cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức”- Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết.

Lê Nam

Báo Kinh tế và Đô thị – kinhtedothi.vn – Đăng ngày 10/3/2025
Từ khóa: du lịch bền vững, du lịch xanh, Hà Nội

Tin liên quan

Khánh Hòa: Thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm

Những năm gần đây, các doanh nghiệp (DN) du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã chú trọng phát triển du lịch có trách nhiệm. Không còn việc chỉ chăm chăm vào khai thác tài nguyên, các DN du lịch ngày càng có ý thức hơn trong việc bảo

Vẻ đẹp giữa biển trời đông bắc

Nhắc đến du lịch biển đảo Quảng Ninh, du khách quen thuộc với những cái tên, như Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Trà Cổ-Móng Cái hay “viên ngọc xanh” Cô Tô… Vài năm qua, trong những điểm đến mới nổi, đảo Thanh Lân thuộc huyện Cô

Cần Thơ: Đa dạng hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6

“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Hải Phòng nâng tầm du lịch đường sắt

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Hải Phòng nâng tầm du lịch đường sắt

Ứng dụng công nghệ xanh vào bảo vệ môi trường biển

Giữ biển cho mai sau

Bảo đảm an toàn tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79040988

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC