Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Hà Nội: Làm gì để chấn chỉnh những hình ảnh chưa đẹp ở các di tích?

Hà Nội: Làm gì để chấn chỉnh những hình ảnh chưa đẹp ở các di tích?

Cập nhật: 13/09/2017

Du khách trong nước và quốc tế mỗi khi có dịp đến thăm Hà Nội đều dành thời gian đến tham quan, tìm hiểu, khám phá về các di tích, danh thắng của Thủ đô, nơi in đậm dấu ấn về Hà Nội ngàn năm văn hiến. Bên cạnh những mặt tích cực, chuyển biến của môi trường văn hóa du lịch Thủ đô thời gian qua, tại nhiều di tích, tập trung ở các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa… có tình trạng cổng vào các di tích nhếch nhác, lộn xộn, tạo hình ảnh không đẹp đối với du khách.

Xe máy, hàng quán trước đình Thanh Hà, số 10 Ngõ Gạch

Xe máy, hàng rong “bủa vây” di tích

Dạo quanh một vòng phố cổ, hình ảnh đập ngay vào mắt du khách là trên các tuyến phố nhỏ hẹp có đủ các phương tiện giao thông, từ ô tô điện, xích lô, xe máy, xe đạp đan xen là các quầy hàng rong dã chiến trên xe đạp, gánh trên vai, đỗ trên vỉa hè, lòng đường mời chào khách. Các di tích: Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Trung tâm Văn hóa phố cổ 50 Đào Duy Từ, số 40 Lãn Ông, đình Kim Ngân số 40 - 42 Hàng Bạc, 28 Hàng Buồm cho đến các di tích thuộc sự quản lý của các phường thuộc quận Hoàn Kiếm như: Đình Đông Thành số 7 phố Hàng Vải, đình Thanh Hà số 10 phố Ngõ Gạch… gần như không còn lối đi bởi không gian phía trước các di tích đã được người dân tận dụng, trở thành bãi để xe máy, bán hàng.

Bên ngoài di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thường xuyên có rất đông các đối tượng bán hàng rong, đồ lưu niệm, ăn xin, xích lô… bám theo mời chào. Dưới lòng đường vốn đã chật hẹp, thường xuyên có từ 3-5 xe taxi loại 4 chỗ dừng chỗ sai quy định. Ngay trước cổng đền Bích Câu đạo quán trên phố Cát Linh thuộc quận Đống Đa là nơi để sửa xe đạp, xe máy, nơi nghỉ ngơi của các bác xe ôm, người bán hàng rong…

Hàng rong chèo kéo khách bên ngoài Văn Miếu Quốc Tử Giám

Cần có những giải pháp đồng bộ

Đề cập đến tình trạng lộn xộn trên phố cổ, Phó Trưởng ban quản lý phố cổ Hà Nội - Đặng Đình Bằng cho biết: Trong thời gian qua, các lực lượng chức năng, các phường thuộc quận Hoàn Kiếm đã ra quân, lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, kiên quyết xử lý nạn hàng rong, nên tình trạng bán hàng chèo kéo khách du lịch đã giảm đáng kể. Trước mắt cần sự phối hợp giữa Ban quản lý phố cổ cùng UBND, Công an các phường có di tích tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, nhắc nhở xử lý tình trạng cố tình để xe máy, tạo sự thông thoáng và thuận lợi cho du khách vào tham quan các di tích ở khu vực phố cổ. Về lâu dài, rất cần sự quan tâm của Thành phố Hà Nội nên xem xét việc cấp phép đối với các công trình xây dựng trong khu vực phố cổ, công trình có diện tích lớn, để không ảnh hưởng đến cảnh quan. Nghiên cứu để tiếp tục sử dụng bãi trông xe ở gầm cầu Chương Dương phía đường Trần Nhật Duật không chỉ vào các buổi tối cuối tuần.

Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trương Minh Tiến: Khai thác du lịch là trách nhiệm của chính quyền địa phương, đặc biệt tại các điểm di tích nơi thường xuyên có đông khách du lịch đến tham quan, cần sự kiên quyết chỉ đạo sát sao của các cấp phường, xã, chính quyền các quận, huyện. Tại các di tích, việc kiểm tra, giám sát của ngành Văn hóa chủ yếu ở bên trong di tích. Bên ngoài là môi trường du lịch, cần sự vào cuộc của chính quyền các cấp và có sự phối hợp với Thanh tra Du lịch kiên quyết xử lý kịp thời những sai phạm, để các di tích, danh thắng luôn thông thoáng, sạch đẹp, thực sự là điểm đến an toàn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế.

Bài, ảnh: Mạnh Sơn

Báo Du lịch
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033427

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC