Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Hà Nội tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Hà Nội tăng cường hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Cập nhật: 17/08/2018

Chiều 16/8, tại Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật huy động các bên liên quan tham gia hành động về khí hậu tại địa phương trong khuôn khổ dự án “Cam kết thành phố tham vọng”.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết, quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới và đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do biến đối khí hậu gây ra với tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng ngày càng tăng, nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại, phố thành sông mỗi khi mưa lớn kéo dài.

“Việc quy hoạch phát triển TP còn chưa đồng bộ, thiếu lồng ghép các giải pháp giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế trong hiểu biết của các cộng đồng dân cư về biến đổi khí hậu đang là những thách thức không nhỏ đối với TP Hà Nội” - ông Lê Tuấn Định nói.

Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định phát biểu tại hội thảo.

Trong vòng 60 năm qua, các đợt lũ lụt xảy ra tại Hà Nội trở nên thường xuyên hơn với tuần suất 5 - 7 năm/lần. Điển hình là trận mưa to bất thường vào cuối tháng 10/2008. Mực nước của các sông tăng lên mức báo động 3, nước ở các hồ chứa cũng vượt quá mức lũ thiết kế. Mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại gần 55.000ha hoa màu vụ đông, gần 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng.

Hiện nay, dân số của Thủ đô Hà Nội khoảng trên 7,7 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm trên 40%. Với sự góp mặt của 17 khu công nghiệp, trên 1.300 làng nghề, 5,3 triệu xe gắn máy và 560.000 ôtô, TP mỗi ngày tiêu thụ ước tính 38 triệu kwh điện và hàng triệu lít xăng dầu… đây chính là nguồn phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Thủ đô Hà Nội cùng với một số TP khác tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines... là những khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trên cơ sở hỗ trợ các TP ứng phó với những biến đổi khí hậu gây ra, Dự án cam kết TP tham vọng được thành lập do Hội đồng quốc tế về các sáng kiến môi trường địa phương (ICLEI) hỗ trợ thực hiện, nhằm xây dựng các cam kết giảm thiểu khí nhà kính, đưa ra kế hoạch hành động theo mục tiêu cụ thể, đồng thời tăng cường sự tham gia của các cấp từ trung ương đến địa phương, nhằm xây dựng chiến lượng ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai.

TP Hà Nội chính thức tham gia Dự án “Cam kết thành phố tham vọng” từ tháng 10/2017. Sở Tài nguyên và Môi trường được giao là cơ quan đầu mối của TP phối hợp với Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia - cơ quan điều phối của Dự án triển khai các hoạt động theo đúng mục tiêu của Dự án.

Dự án được tài trợ bởi Bộ Môi trường và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMU) thông qua chương trình Sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI).

Kinh tế đô thị
Từ khóa: Cam kết thành phố tham vọng, Ha-Noi, ứng phó với biến đổi khí hậu

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039203

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC