Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Nội thí điểm xử lý nước thải sông Tô Lịch

Hà Nội thí điểm xử lý nước thải sông Tô Lịch

Cập nhật: 20/07/2009

Trong đề án định hướng cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, Sở Tài nguyên-Môi trường thành phố đề nghị việc thí điểm thu gom, xử lý nước thải trên một đoạn sông Tô Lịch. Theo đề án, từ nay đến năm 2010, Sở Tài nguyên-Môi trường xây dựng trạm xử lý nước thải quy mô nhỏ và hệ thống thu gom đảm bảo thu gom nước thải,

kết hợp với việc xử lý bề mặt và nạo vét thường xuyên để cải thiện chất lượng nước cho một đoạn sông.

Dự kiến khu vực được lựa chọn là từ đầu nguồn sông Tô Lịch (tại cửa điều tiết nối với Hồ Tây) đến điểm hợp lưu với sông Lừ (địa phận xã Hoàng Liệt). Nước sau xử lý sẽ trả lại sông để pha loãng độ ô nhiễm hoặc dùng làm nước vệ sinh, tưới cây và phun vườn hoa khu vực xung quanh. Đối với các cửa xả trung bình có đường kính từ 300 -1.500mm sẽ khảo sát cụ thể để thu gom tập trung từng đoạn chuyển về trạm xử lý nước thải kết hợp với hệ thống thu gom để xử lý như các cửa xả lớn. Đối với các nguồn thải dân sinh có đường kính của xả nhỏ hơn 300mm chưa được thu gom tập trung, trước mắt vẫn cho chảy trực tiếp vào sông và tự làm sạch một phần theo dòng chảy. Các đơn vị chức năng sẽ sử dụng hóa chất, hoạt chất, chế phẩm để xử lý nước bề mặt theo từng đoạn hoặc theo từng cống xả chính, đồng thời tiến hành nạo vét thường xuyên. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế để có thể xử lý, phục hồi, làm sạch tạm thời chất lượng nước sông Tô Lịch trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ, chuẩn bị cho việc xây dựng và triển khai các phương án cải tạo lâu dài. Từ nhiều năm nay, chất lượng nước sông Tô Lịch của thành phố Hà Nội đang ngày càng suy giảm, lưu lượng nước thải đổ vào sông ngày càng lớn do quá trình phát triển và mở rộng của đô thị. Bình quân mỗi ngày sông Tô Lịch phải tiếp nhận trên 150.000 m3/ngày đêm nước thải sinh hoạt hòa lẫn nước công nghiệp, tập trung ở khu vực Thượng Đình, Cầu Bươu và hàng trăm cơ sở sản xuất lớn nhỏ xen kẽ trong khu dân cư. Chất lượng nước sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm ở mức báo động với các chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Sông Tô Lịch thực sự trở thành một dòng sông "chết", nước không thể sử dụng dùng cho sinh hoạt, sản xuất, trồng trọt.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037117

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC