Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Tĩnh: Thiết lập bẫy ảnh để giám sát động vật hoang dã

Hà Tĩnh: Thiết lập bẫy ảnh để giám sát động vật hoang dã

Cập nhật: 13/02/2023

Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tiến hành lắp đặt 25 điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học và đánh giá mối đe dọa trên toàn bộ diện tích rừng do đơn vị quản lý.

Vườn quốc gia Vũ Quang được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam, với nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn. Các nghiên cứu khoa học tại Vườn Quốc gia Vũ Quang cho thấy, bên cạnh sự góp mặt của 1.829 loài thực vật bậc cao, nơi đây còn có 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 89 loài lưỡng cư bò sát, 88 loài cá xương, 316 loài bướm…

Trong đó, có nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có tên trong danh mục Sách đỏ IUCN và Sách đỏ Việt Nam. Vườn có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong đó có những loài đặc trưng, quý hiếm như: sao la, mang lớn, thỏ vằn, cầy vằn, chà vá chân nâu, vượn đen, gà lôi lam đuôi trắng, rắn lục sừng...

Việc lắp đặt bẫy ảnh là một trong những giải pháp hiệu quả trong giám sát đa dạng sinh học.

Để bảo tồn, phát huy đa dạng sinh học, nâng cao giá trị của hệ sinh thái Vườn di sản ASEAN, từ tháng 11 năm 2022 đến nay Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiến hành lắp đặt 25 điểm bẫy ảnh, mỗi điểm gồm 2 máy cảm biến hồng ngoại. Các điểm bẫy ảnh được lắp đặt dựa trên ô lưới bản đồ toàn bộ lâm phận của đơn vị quản lý, khoảng cách mỗi điểm 2,5km.

Các máy cảm biến sẽ tự động ghi lại hình ảnh, phạm vi di chuyển của các loài động vật hoang dã, từ đó giúp đơn vị xác định rõ hơn về tài nguyên đa dạng sinh học để có biện pháp quản lý phù hợp; đồng thời, phân tích, xử lý, công bố đa dạng sinh học nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác bảo tồn trong thời gian tới.

Bẫy ảnh sẽ tự động ghi lại tất cả các loài thú và chim sống trên mặt đất có trọng lượng lớn từ 500g trở lên khi di chuyển trước cảm biến. Thiết bị này có khả năng giúp giám sát sự phân bố cùng với những tập tính của các loài quý hiếm, cần quan tâm và khó theo dõi thông tin bằng các phương pháp khác.

Thời gian tới, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC) do tổ chức WWF Việt Nam phối hợp với Vườn quốc gia Vũ Quang thực hiện, dự kiến đến khoảng tháng 5/2023 sẽ hoàn thành lắp đặt 88 điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học.

Thiết lập bẫy ảnh là phương pháp khảo sát không ảnh hưởng lớn đến quần thể thú và chim sống trên mặt đất. Các thông tin thu thập được cũng sẽ là dữ liệu để các Vườn quốc gia Vũ Quang xác định rõ hơn về tài nguyên đa dạng sinh học tại địa bàn quản lý để có được biện pháp quản lý phù hợp.

Văn Chung

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 12/02/2023
Từ khóa: bẫy ảnh, giám sát động vật hoang dã, Hà Tĩnh

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036140

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC