Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hải Phòng: 2 cây bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: 2 cây bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cập nhật: 29/08/2023

02 cây bàng cổ thụ khoảng 300 năm tuổi trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS Xuân Đám, xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo đề xuất của Hội đồng Cây Di sản, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công nhận 02 cây bàng cổ thụ tại xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng là Cây Di sản Việt Nam. Hai cây bàng cổ thụ có đường kính gốc khoảng gần 1m, cao từ 12-14m, tán lá rộng và đang sinh trưởng xanh tốt.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hải Phòng trao quyết định Công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 2 cây bàng cổ thụ tại xã Xuân Đám, huyện Cát Hải.

Người dân địa phương cho biết, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và binh lửa của chiến tranh, người dân xã Xuân Đám vẫn bảo tồn được 2 cây bàng cổ thụ. Đến nay 02 cây bàng được gìn giữ trong khuôn viên của trường Tiểu học và THCS Xuân Đám luôn xanh tốt, cành lá vươn dài chào đón những thế hệ học sinh dưới mái trường làng. Hai cây bàng hiện hữu giữa sân trường là minh chứng lịch sử cho sự thay đổi của quê hương Xuân Đám, chứng kiến sự trưởng thành của các thế hệ học sinh nhà trường.

Lãnh đạo UBND xã Xuân Đám khẳng định, hai cây bàng cổ thụ còn là tài sản lớn đối với người dân xã Xuân Đám, có ý nghĩa quan trọng về gìn giữ, bảo vệ hệ sinh thái môi trường cũng như gắn liền với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của người dân địa phương. Với những giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên ở trên, hai cây bàng Di sản cần được bảo vệ nghiêm ngặt, để duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái...và giữ được nét văn hóa tâm linh, linh thiêng cho người dân trong làng. Đồng thời, việc công nhận hai cây bàng cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra điểm đến lý tưởng cho du lịch sinh thái cộng đồng.

Lễ mở văn bia công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với 2 cây bàng cổ thụ trong khuôn viên trường Tiểu học và THCS Xuân Đám.

Lãnh đạo địa phương cùng đông đảo các thầy cô giáo, học sinh nhà trường tại Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, Hải Phòng là một trong những địa phương có nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Điều này cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của chính quyền cùng Nhân dân trong giữ gìn, bảo vệ cây xanh là rất lớn. Sự kiện công nhận Cây Di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc bảo vệ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn gen quý hiếm giữ gìn truyền thống lịch sử, văn hóa quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường Việt Nam.

Dương Phúc

TCĐT Thiên nhiên và môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 29/8/2023
Từ khóa: cây bàng cổ thụ, cây di sản Việt Nam, Hai-Phong

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033394

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC