Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Hành trình du lịch tìm về giá trị “xanh”

Hành trình du lịch tìm về giá trị “xanh”

Cập nhật: 18/08/2021

Loại hình du lịch “go green tourism” tạm hiểu là “đi theo hướng xanh” hay “trả lại giá trị xanh” đã trở thành xu hướng toàn cầu ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là ngành khách sạn, nhà hàng và sắp tới sẽ là ngành lữ hành nếu các doanh nghiệp du lịch quan tâm đổi mới sản phẩm tour của mình sau đại dịch Covid -19.

Các bạn nhỏ tham gia vào một tour tìm hiểu về quy trình tái chế rác thải. Ảnh: Hoàng Tuyên

Du lịch xanh là loại hình du lịch bền vững có trách nhiệm liên quan đến việc tham quan các khu vực tự nhiên đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường bao gồm du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên, du lịch nông thôn.

Còn du lịch “go green” là một khái niệm mới hơn. Đó là việc các hoạt động du lịch có thể làm giảm thiểu và đảo ngược những tác động tiêu cực của du lịch trong việc bảo vệ môi trường.

Không chỉ đưa khách đến tham quan tại những nơi gần gũi với thiên nhiên rừng núi, sông suối, ao hồ, biển đảo; trải nghiệm các hoạt động nông nghiệp tại nông thôn, trang trại… sử dụng các dịch vụ xanh như ẩm thực organic, tránh lưu trú tại các tòa nhà có hiệu ứng nhà kính, go green còn là các hành trình trải nghiệm tại những khu vực từng bị tác động xấu bởi môi trường, con người và xã hội đã “xanh” trở lại, hưởng thụ các dịch vụ theo tiêu chuẩn 3R ( Reduce – giảm thiểu; Reuse – tái sử dụng; Recycle – tái chế).

Việc tham gia tour tìm hiểu về quy trình tái chế rác thải giúp các bạn trẻ ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa chất thải nhựa. Ảnh: Hoàng Tuyên

Theo kết luận từ báo cáo giai đoạn đi lên “xanh” giữa các khách sạn tại Việt Nam (Outbox Consulting & Informa Markets, Vietnam, 6-2020), ngành khách sạn, kinh doanh ẩm thực Việt Nam không nằm ngoài xu hướng phát triển go green này.

Do đó, việc tập trung phát triển khách sạn, nhà hàng, khu du lịch…”xanh” trong giai đoạn tới là rất quan trọng vì quyết định này có tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ trong tương lai.

Giấy được tái chế từ rác bỏ đi. Ảnh: Hoàng Tuyên

Sau dịch Covid-19, các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch… đứng trước bài toán lớn là phải thắt chặt chi tiêu để giảm chi phí vận hành duy trì hoạt động kinh doanh.

Việc áp dụng thực hành xanh 3R về lâu dài còn giúp khách sạn, nhà hàng, khu du lịch tiết kiệm chi phí vận hành như điện, nước, chất tẩy rửa… Cụ thể như sử dụng điện năng lượng mặt trời, hệ thống chiếu sáng tự nhiên, tái sử dụng đồ vật hay trang bị các nội thất tái chế…

Việc sử dụng các sản phẩm địa phương và thực phẩm từ các doanh nghiệp địa phương đảm bảo quy trình xanh, sạch cũng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nhất là khuyến khích việc canh tác, nuôi trồng của cộng đồng dân cư.

Những chai nhựa bỏ đi được các bạn tình nguyện viên dùng để làm bình trồng cây. Ảnh: Quỳnh Anh

Theo booking.com, du lịch bền vững đang ngày càng trở nên phổ biến khi 70% du khách quốc tế nói rằng họ nhiều khả năng sẽ đặt chỗ ở khi biết rằng nó thân thiện với môi trường. Và du khách sẽ ngày càng quan tâm tìm kiếm một kỳ nghỉ an toàn và có trách nhiệm với sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Một khách du lịch tương lai, sau đại dịch có trách nhiệm sẽ đưa ra quyết định dựa trên những gì tốt nhất cho cộng đồng địa phương trong dài hạn.

Bình tái chế trồng cây. Ảnh: Quỳnh Anh

Như vậy, các doanh nghiệp lữ hành sẽ xây dựng các hành trình và sản phẩm du lịch gì để cung ứng cho các quyết định lựa chọn của du khách mang đến những trải nghiệm thú vị hơn cho khách du lịch thông qua các kết nối có ý nghĩa hơn với người dân địa phương và hiểu biết nhiều hơn về các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường của địa phương?

Chúng ta có thể thiết kế các tour có trải nghiệm sâu hơn các hành trình trước kia như trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc; đưa du khách tham quan lại những nơi đã hồi sinh sau chiến tranh như canh tác trên hố bom xưa, chiến trường xưa; tổ chức các tour tình nguyện viên vì môi trường làm sạch bãi biển, thu dọn rác thải, sửa sang nhà cửa cho dân sau thiên tai…

Tại TPHCM đã có 2 mô hình tour khá hấp dẫn theo hình thức go green. Một là các tour đi trải nghiệm làm nông tại Củ Chi. Hai là các tour du ngoạn trên dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, nơi mà dòng kênh đen và thối đã xanh trở lại, có sức hút với du khách quốc tế và gần đây là khách Việt Nam.

Khách trải nghiệm dịch vụ của tour Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Tuy nhiên, ở mô hình tour Củ Chi, sau khi tham quan địa đạo, tiếc là các tour chỉ nhấn mạnh từng nội dung địa đạo và làm nông mà không gắn kết hai giá trị lớn này lại với nhau. Trong khi đó, tour Nhiêu Lộc cần bổ sung thêm các quà lưu niệm hay cơ sở vật chất, nội thất… làm bằng hàng tái chế thì mức độ thu hút sẽ càng tăng cao.

Hành trình du lịch “trả lại giá trị xanh” sau đại dịch Covid-19 nếu được xây dựng kịp thời, khả thi sẽ thu hút được nhiều du khách, góp phần lợi ích to lớn cho du lịch bền vững.

Đồng thời cũng hỗ trợ cộng đồng địa phương cùng phát triển, định hướng và tạo thị hiếu cho du khách và quan trọng hơn là góp phần tạo doanh thu cho doanh nghiệp và ngành du lịch Việt Nam.

Phan Yến Ly

Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Từ khóa: du lịch xanh, Hành trình du lịch

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037066

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC