Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Hòa Bình: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Hòa Bình: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Cập nhật: 03/11/2022

Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…

Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) được duy trì tổ chức, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và quảng bá văn hóa địa phương. Ảnh chụp tại lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2022.

Qua rà soát, thống kê, tỉnh Hòa Bình có 786 di sản văn hóa phi vật thể (DSVH PVT), nhiều nhất ở loại hình tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian, tập quán xã hội. Đối với di sản văn hóa vật thể, tại Bảo tàng tỉnh lưu giữ trên 18.000 hiện vật. Đặc biệt, có 4 DSVH PVT (mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường, lễ hội Khai hạ và tri thức lịch tre của dân tộc Mường) được ghi danh vào danh mục DSVH PVT quốc gia. Ngoài ra, có 101 di tích đã được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh).

Theo đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, nhiều GTVH đặc sắc đã được tỉnh quan tâm khôi phục, phát triển như các lễ hội: chùa Tiên (Lạc Thủy), Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), Xên Mường, Gầu Tào (Mai Châu). Đây là tiềm năng lớn để khai thác, phát huy phục vụ phát triển KT-XH, nhất là trong lĩnh vực du lịch với loại hình du lịch di sản, văn hóa. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống ĐBDTTS, góp phần thu hút du khách, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Hiện nay, tại huyện Đà Bắc có 146 DSVH PVT truyền thống các DTTS; 4 xóm thuộc các xã: Cao Sơn, Hiền Lương, Tiền Phong được hỗ trợ xây dựng trở thành điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với bảo tồn, phát huy GTVH truyền thống; 3 di tích được xếp hạng quốc gia; 2 lễ hội truyền thống tiêu biểu được phục dựng là lễ hội cầu Mường của dân tộc Tày, lễ hội người Dao mừng xuân mới. Tại huyện Cao Phong phát triển một số mô hình du lịch hiện có: DLCĐ các xóm Mỗ, Tiện, Rớm Khánh; du lịch tâm linh (lễ hội chùa Khánh, chùa Quèn Ang, đền Chúa Thác Bờ, đền Bồng Lai, đền Đông Sơn); du lịch sinh thái (hồ Hòa Bình, quần thể hang động núi Đầu Rồng, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam). Khôi phục, phục dựng lễ hội truyền thống tiêu biểu, như khai mùa Mường Thàng, chùa Khánh, chùa Quèn Ang, lễ hội rước nước, lễ hội Bà Chúa Mường. Tại huyện Mai Châu triển khai bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, tiêu biểu như: nghệ thuật múa Keng Loóng của dân tộc Thái Mai Châu, giữ gìn và phát huy nhà sàn truyền thống và văn hoá nhà sàn của đồng bào Thái, Mường; các làn điệu dân ca, dân vũ (hát khắp), phục dựng và duy trì tổ chức lễ hội Xên Mường, Gầu Tào.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, công tác bảo tồn, phát huy GTVH truyền thống còn gặp không ít khó khăn. Hiện mới có 5/786 DSVH PVT được kiểm kê khoa học. Một số loại hình DSVH PVT có nguy cơ mai một, thất truyền. Nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng cần phải trùng tu, tôn tạo… Tỉnh đã, đang triển khai, thực hiện nhiều giải pháp, huy động sự tham gia của toàn xã hội, trước hết là cộng đồng DTTS trong việc bảo tồn, phát huy các GTVH truyền thống. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tự nguyện của người dân trong công tác bảo tồn, phát huy GTVH của các DTTS. Thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy GTVH của các DTTS. Đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao ở cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho ĐBDTTS.

Sở VHTTDL phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện dự án "Bảo tồn, phát huy GTVH truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Quan tâm mở các lớp tập huấn bảo tồn văn hoá, kiểm kê lập hồ sơ khoa học các di tích có giá trị. Tổ chức phổ biến, truyền dạy các di sản văn hoá; xã hội hoá nguồn lực phát triển sự nghiệp văn hoá vùng ĐBDTTS và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc. Triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, dự án trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các GTVH truyền thống trên địa bàn…

Bùi Minh

Báo Hòa Bình – baohoabinh.com.vn – Đăng ngày 02/11/2022
Từ khóa: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, dân tộc thiểu số, Hòa Bình, văn hóa truyền thống

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Say đắm Tây Giang
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC