Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hòa Bình: Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò đa dạng môi trường sinh thái

Hòa Bình: Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò đa dạng môi trường sinh thái

Cập nhật: 07/10/2010

Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò thuộc các xã Pà Cò, Hang Kia, Bảo La và Piềng Ve huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 23/5/2000 của UBND tỉnh Hòa Bình, có tọa độ địa lý từ 20040'30” đến 20045'30” vĩ Bắc và từ 104050'20” đến 105000'35” kinh độ Đông.

Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò có diện tích 7.091 ha, trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có 2.680 ha, khu phục hồi sinh thái có 4.411 ha. Ngoài ra, vùng đệm có diện tích 8.010 ha.

Trong phạm vi khu bảo tồn có nhiều khối núi đá vôi cao, nhọn, đỉnh cao nhất tới 1.536 m nằm ở Tây Bắc Khu bảo tồn, độ cao giảm dần về phía Đông. Hầu hết, Khu bảo tồn ở độ cao trên 500 m.

Theo số liệu đã được công bố, hệ thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò có 1.051 loài, 639 chi, 171 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, chiếm khoảng 10% tổng số loài, 28% tổng số chi và 56% tổng số họ của hệ thực vật Việt Nam. Ngành duy nhất không phát hiện được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò là Khuyết lá thông (Psilotophyta). Tuy nhiên, đây là ngành thực vật cổ nhất của hệ thực vật Việt Nam, duy nhất có 1 họ, 1 chi và 1 loài.

Hệ thực vật của Khu bảo tồn Hang Kia - Pà Cò đã thống kê được 17 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 10 loài sẽ nguy cấp (VU) và 7 loài nguy cấp (EN). Ngoài ra, còn có 5 loài là đặc hữu Việt Nam như: thị Chợ Bờ (Dyospyros choboensis), vù hương (Cinnamomum balansac), dương đỏ (Alniphyllum eberhardtii), súm bắc (Eurya tonkinensis) và giom Trung bộ (Melodinus annamensis) Hệ thực vật Khu bảo tồn Hang Kia - Pà Cò có nhiều loài cây thuốc, trong đó có một số loài thuộc loại quý hiếm như đẳng sâm (Codonopsis javanica), ba kích (Morinda offcinalis), bảy lá một hoa (Paris polyphylla), thổ phục linh (Smilax grabla)... Nhiều loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao như pơ mu (Fokienia hodginsii), đinh (Markhamia stipulatha), trai lý (Garcinia faraecoides), chò chỉ (Parashorea chinensis), vù hương (Cinnamomum balansae), sến (Madhuca pasquieri), nghiến (Burretiodendron tonkinensis)... Một số loài lan là cây cảnh đẹp như hoàng thảo (Dnedrobium amabile), hoàng thảo hoa vàng (Dendrobium chrysanthum), lan kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calareus)...

Ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, tại những nơi còn chưa bị tác động hoặc tác động chưa đáng kể, Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò được che phủ bởi kiểu rừng á nhiệt đới cây lá kim thuần loại với các loại như thông đỏ bắc (Taxus chinensis) thông 5 lá Pà Cò (Pinus kwangtungensis), thông tre lá ngắn (Podocargus pidgeri)... Cũng có thể là rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá kim, lá rộng với tổ thành cây lá rộng chủ yếu thuộc họ Dẻ (Fagaceae), còn cây lá kim gồm thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia).

Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khu rừng trên núi đá vôi ở Hang Kia - Pà Cò được biết đến do GS.TS Phan Kế Lộc đã phát hiện được 2 loài thực vật hạt trần mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, đó là thông đỏ bắc (Taxus chinensis) và thông 5 lá Pà Cò (Pinus Kwangtungensis). Hiện nay, cả 2 loài này đều được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, là những loài có nguy cơ tuyệt chủng, nguồn gen quý hiếm, cần bảo vệ.

Như vậy, hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò không chỉ là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao mà còn đang lưu giữ nhiều nguồn gen có giá trị về khoa học.

Tổng Cục Môi Trường
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037879

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC