Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Homestay – Vấn đề vệ sinh và môi trường

Homestay – Vấn đề vệ sinh và môi trường

Cập nhật: 18/10/2018

Du lịch là sự đi lại của con người ra khỏi môi trường sinh sống thường xuyên của mình vì mục đích cá nhân hay công việc, nghề nghiệp. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính chất liên ngành, liên vùng và được xã hội hóa cao. Nó bao gồm tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh, vui chơi và giải trí tại các địa điểm bên ngoài môi trường gia đình.

Du lịch là một phần quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, đóng góp trực tiếp 6,6% vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước và tạo ra gần 2,8 triệu việc làm trực tiếp hay 5,2% tổng lực lượng lao động năm 2016. Trong đó homestay là loại hình du lịch góp phần không nhỏ trong phát triển du lịch hiện nay.

Homestay là một thị trường riêng trong ngành du lịch rộng lớn ở Việt Nam, nó có thể là sự lựa chọn làm sinh kế bền vững, bổ sung cho các thành viên trong cộng đồng nông thôn, nơi các lựa chọn sinh kế khác còn hạn chế. Homestay thường thấy ở khu vực miền núi phía bắc, một số tỉnh miền trung và đồng bằng sông Cửu long. Trải nghiệm homestay thường kết hợp việc ăn, ở, sinh hoạt tại các gia đình chủ nhà trong những làng, xã truyền thống, xem biểu diễn văn hóa, trải nghiệm các tour tham quan làng mạc, đời sống, sinh hoạt của cư dân địa phương và mua hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ.

Tiểu cảnh tạo môi trường của homestay hấp dẫn (ảnh TTXTDL)

Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu để nghỉ ngơi, giải trí sau thời gian làm việc và học tập. Khách du lịch cần một loạt dịch vụ trong khi đi nghỉ như: Phương tiện đi lại, chỗ ở qua đêm, đồ ăn thức uống cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối và ăn nhẹ, các thứ để xem và làm cho thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí. Khách du lịch đến ở homestay muốn được trải nghiệm cuộc sống làng quê bình dị – nền văn hóa và phong tục tập quán của người dân địa phương và thưởng thức môi trường thiên nhiên xung quanh. Đây là mong muốn chung của hầu hết khách du lịch đến homestay.

Du khách đi du lịch, đặc biệt là sử dụng dịch vụ homestay thường có những kỳ vọng cơ bản về vệ sinh và sự sạch sẽ nơi mình đến. Nói về vệ sinh trong homestay, tức là đề cập đến sự sạch sẽ của ngôi nhà, lối đi và vườn cây chung quanh của gia đình gia chủ.

Hoa cảnh trước nhà homestay tại Mỏ cày Bắc

Khu nhà homestay

Một homestay sạch sẽ, gọn gàng tạo ấn tượng đầu tiên tốt cho khách. Khách du lịch cũng quan tâm nhiều đến vệ sinh của cả nhân viên dịch vụ và môi trường sống xung quanh gia đình. Vệ sinh tốt cũng làm giảm tỷ lệ xảy ra tai nạn và sự lây lan của bệnh tật. Thường xuyên bảo trì, sửa chữa bất cứ cái gì bị hỏng; sắp xếp và giặt tẩy các đồ dùng ngủ nghỉ và vật dụng phục vụ sau khi sử dụng; dọn dẹp những thứ lộn xộn, đồ dùng không cần thiết; cách ly vật nuôi và động vật ra bên ngoài lối đi; quét dọn hàng ngày, đặc biệt khi chúng ta đang phục vụ khách lưu trú; luôn giữ cho mùng, mền, gối, khăn trải giường khô ráo và sạch sẽ; sắp đặt, lau chùi khu bếp, khu ăn uống hàng ngày cẩn thận và sạch sẽ; đặt thùng rác đủ, hợp lý và đổ rác hàng ngày, trách để rác quá nhiều trong thùng rác.

Khu vườn và lối đi

Bố trí môi trường khu vườn và lối đi sạch sẽ và hấp dẫn. Giữ cho đường đi, lối đi và hệ thống thoát nước khô ráo, không có lá cây và nước đọng; có hàng rào cây xanh, hoa cỏ cắt tỉa gọn, đẹp theo hai bên lối đi; giữ cho khu vườn gọn gàng, không có cỏ; dọn dẹp rác thải và phân gia súc, gia cầm chung quanh, chú ý mùi hôi chăn nuôi tại khu nhà và chung quang; giữ hồ chứa nước sinh hoạt sạch sẽ và đậy nắp để tránh côn trùng, sâu bọ và lá cây làm ô nhiễm nước.

Lối đi, hoa cảnh đường làng quê huyện Châu Thành (ảnh sưu tầm)

Môi trường xung quanh

Hầu hết khách ở homestay mong muốn được thưởng ngoạn môi trường thiên nhiên trong lành xung quanh và muốn tìm hiểu những công việc và sinh hoạt hàng ngày của người điều hành homestay, chủ nhà làm gì để chăm sóc môi trường chung quanh. Vì thế, chúng ta cần chú ý trang bị các dụng cụ giữ gìn môi trường và xử lý thật tốt các công việc sau: Sử dụng thùng đựng rác và làm theo đúng các nguyên tắc quản lý rác thải; không vứt rác bừa bãi, đặc biệt dọc theo đường đi, trong làng và những khu vực xung quanh; giữ cho làng xóm, địa phương sạch sẽ và gọn gàng; thông báo với dân làng về tầm quan trọng của việc chăm sóc môi trường; hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Rác thải, nước và năng lượng

Hãy là một nhà điều hành, một chủ nhân homestay có trách nhiệm và hạn chế tối đa rác thải cũng như việc sử dụng nước và năng lượng: Thực hiện các nguyên tắc quản lý rác tốt và chỉ mua những thứ bạn cần, tái sử dụng và tái chế rác ở đâu có thể và xử lý những thứ còn lại theo quy trình quản lý rác thải phù hợp; tiết kiệm nước bằng cách khóa vòi nước ngay sau khi dùng, sửa chữa những vòi nước và đường ống nước bị rò rỉ ngay sau khi phát hiện và yêu cầu khách sử dụng nước một cách hợp lý; tiết kiệm điện bằng cách tắt đèn và đồ điện khi không sử dụng và dùng bóng đèn có công suất thấp, bóng đèn tiết kiệm điện…

Thực tế, dịch vụ ngủ nhà dân homestay đã giúp người dân địa phương có thu nhập khá tốt mà không cần nhiều lực lượng lao động. Cơ sở vật chất không phải vấn đề quá lớn bởi du khách chọn homestay tức là chấp nhận điều kiện tiện nghi tối thiểu. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất để homestay phát triển bền vững vẫn là yếu tố con người kết hợp gìn giữ môi trường sinh thái thân thiện (nhiệt tình, hiếu khách, sạch sẽ, vệ sinh môi trường tốt)./.

Thanh Sơn

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre
Từ khóa: Homestay, môi trường, vệ sinh

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033464

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC