Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 22/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Hơn 50% hộ bị ảnh hưởng chưa từng nghe tới biến đổi khí hậu

Hơn 50% hộ bị ảnh hưởng chưa từng nghe tới biến đổi khí hậu

Cập nhật: 29/11/2017

Đó là con số được công bố chính thức tại hội thảo khoa học “Tăng cường nguồn lực hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) – Giới thiệu kết quả nghiên cứu tác động của BĐKH tại ĐBSCL” do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang, Bộ TN-MT, Quỹ hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức vào ngày 28/11 tại TP Long Xuyên với sự tham dự của trên 20 nhà khoa học, đại biểu trong và ngoài nước.

Đó là con số được công bố chính thức tại hội thảo khoa học “Tăng cường nguồn lực hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) – Giới thiệu kết quả nghiên cứu tác động của BĐKH tại ĐBSCL” do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh An Giang, Bộ TN-MT, Quỹ hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức vào ngày 28.11 tại TP Long Xuyên với sự tham dự của trên 20 nhà khoa học, đại biểu trong và ngoài nước.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Nghiên cứu này được thực hiện trong tháng 8 – 9.2017 tại ba địa phương: Huyện Chợ Mới (An Giang), huyện Kế Sách (Sóc Trăng) và TP Trà Vinh (Trà Vinh).

Nghiên cứu cho thấy, gần 13% số hộ gia đình trong khu vực ĐBSCL bị mất hoàn toàn hoặc buộc phải bỏ hoang diện tích đất đai, mặt nước sản xuất hoặc giảm hệ số sử dụng đất nông nghiệp, 16,6% số hộ chịu thiệt hại về nhà cửa đất đai, chi phí để phục hồi, cải tạo lại đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bình quân là 19,16 triệu đồng/hộ/năm…

Thế nhưng, hơn 50% số hộ bị ảnh hưởng BĐKH chưa từng nghe, hoặc có nghe nhưng không có ý niệm gì về thuật ngữ “BĐKH” và hơn 32% hộ gia đình bị ảnh hưởng của BĐKH không quan tâm tới vấn đề BĐKH.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường công tác nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng quốc tế về BĐKH.

Ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN-MT) nhấn mạnh: Chúng ta phải xác định tâm thế sống chung, thích nghi và biến thách thức thành cơ hội; chủ động sống chung với những tác động từ BĐKH như lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu linh động: Thuỷ sản – cây ăn quả – lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực.

thiennhien.net
Từ khóa:

Tin liên quan

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

(TITC) – Ngày 16/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản kêu gọi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

(TITC) – Công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Lào Cai là một mô hình tiêu biểu cho phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường. Bằng cách lồng ghép các chính sách bảo vệ môi trường vào chiến lược phát triển, tỉnh đang từng bước

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Quảng Ninh: Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thuyền viên du lịch

Xem tiếp

Tin nổi bật

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Cột mốc Bờ Y – nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039008

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC