Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Hòn Ao vọng tiếng sóng gành…

Hòn Ao vọng tiếng sóng gành…

Cập nhật: 21/12/2022

Giữa muôn trùng sóng nước, Hòn Ao - đảo đá trầm tích được tạo nên từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa hiện lên như một nét chấm phá cho vùng biển ven bờ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sóng vỗ vào đá tung bọt trắng xóa, nên người dân nơi đây mới lưu truyền câu hát: “Hòn Ao vọng tiếng sóng gành...”.

Kỳ thú đảo đá cách bờ 500 mét

Từ bờ biển thôn Châu Thuận Biển nhìn về phía đông nam, Hòn Ao hiện ra với tầng tầng lớp lớp đá đen nổi bật giữa nền biển xanh thẳm. Chỉ cách bờ chừng 500m, nên du khách chỉ mất hơn 5 phút đi tàu, hoặc thúng cùng ngư dân, là đã đặt chân lên đảo đá.

Khi thủy triều rút, mực nước tại vùng biển xung quanh Hòn Ao chỉ đến mắt cá chân nên du khách tha hồ lội, bắt hải sản. Ảnh: Đông Yên

Đặt chân đến Hòn Ao, nhiều du khách đã xúc cảm thốt lên rằng, cảnh biển nơi đây thật đúng với bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”! Bởi, nếu như vùng nước biển êm đềm ven bờ mang lại cho du khách cảm giác thư thái, bình yên, thì khi đặt chân đến Hòn Ao, du khách được ngắm nhìn từng đợt sóng biển vỗ vào đá nghe ầm ì, tung bọt trắng xóa.

Vùng biển xung quanh Hòn Ao có hệ sinh thái đa dạng, gồm rạn san hô, rong mơ và nhiều loài hải sản. Nước biển nơi đây lại trong xanh, có thể nhìn thấy tận đáy nước. Vậy nên khi đứng trên Hòn Ao, du khách có thể ngắm nhìn các đàn cá tung tăng bơi lội, những rạn san hô, từng con ốc biển, sao biển... phía bên dưới. Rồi cứ đến độ tháng 5 - 7 hằng năm, mọi người còn có thể tìm về Hòn Ao để thưởng ngoạn hình ảnh những chùm rong mơ mọc dày đặc, đong đưa như “cánh đồng vàng” dưới mặt biển xanh trong. Ấn tượng vô cùng!

Hòa cùng nhịp sống của ngư dân

Vùng biển xung quanh Hòn Ao luôn nhộn nhịp mỗi ngày, bởi hoạt động đánh bắt hải sản bằng thúng, bằng tàu gỗ nhỏ của ngư dân. Những chiếc thúng nhỏ màu xanh, tàu gỗ nhỏ thường cập bờ vào cuối buổi sáng và chiều, mang theo cá, ốc, bạch tuộc - những hải sản đặc trưng của vùng biển nơi đây. Vậy nên, khi đặt chân đến Hòn Ao, nếu lướt nhanh, chắc chỉ cần 1 - 2 giờ đồng hồ là thăm quan xong. Nhưng, nếu đi để khám phá nhịp sống của người dân làng chài, thì 1 - 2 ngày vẫn là chưa đủ.

Buổi sáng, mọi người có thể thong dong theo tàu gỗ nhỏ của ngư dân, ra cách bờ một vài hải lý, xem ngư dân lặn bắt ốc cừ, bạch tuộc... Buổi trưa, khi các thuyền, thúng đồng loạt cập bờ với đủ loại mực, hàu, ốc... mỗi người có thể tự tay chọn mua hải sản tươi rói với giá rẻ, rồi cắm trại và chế biến ngay trên bãi biển hoang sơ.

Đặc biệt, nếu muốn tự tay bắt ốc biển, du khách có thể ghé Hòn Ao vào đúng mùa trăng (từ ngày 13 - 16 âm lịch). Vào những ngày đó, thủy triều tại vùng biển này sẽ rút xuống. Khách đến đây, chỉ cần lội nước đến mắt cá chân, là đã có thể tha hồ lượm các loại ốc như ốc dài, ốc tròn, ốc xéo... bu đầy trên những phiến đá dưới làn nước xanh biếc.

Còn khá hoang sơ, chưa phát triển du lịch, Hòn Ao không phải là nơi dành cho những du khách tìm kiếm địa điểm tham quan đầy đủ dịch vụ. Nhưng nếu du khách muốn tìm về một vùng biển đẹp và yên bình để du lịch theo kiểu trải nghiệm, thì Hòn Ao là nơi rất đáng để đi!

Đông Yên

Báo Quảng Ngãi – baoquangngai.vn – Đăng ngày 18/12/2022
Từ khóa: biển, hải sản, ngư dân, Quảng Ngãi, Trải nghiệm

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036119

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC