Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Hướng phát triển du lịch tại làng mộc Kim Bồng – Quảng Nam

Hướng phát triển du lịch tại làng mộc Kim Bồng – Quảng Nam

Cập nhật: 18/07/2023

Trước những khó khăn trong thời gian qua, phát triển du lịch cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng và xã Cẩm Kim đang được TP. Hội An - Quảng Nam hướng tới để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Nghề mộc truyền thống ở Kim Bồng được nhiều du khách yêu thích tìm hiểu. Ảnh: Phan Sơn.

Năm 2005, làng mộc Kim Bồng được công nhận làng nghề truyền thống. Đến năm 2016, nghề mộc truyền thống Kim Bồng được Bộ VH TTDL công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đến nay, nghề mộc truyền thống ở Kim Bồng vẫn được lưu giữ, trong đó có mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, đóng sửa tàu thuyền... Những nghệ nhân, thợ trẻ với lòng yêu nghề và sự khéo léo đang cần mẫn sáng tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị văn hóa cao, góp phần lưu truyền tinh hoa nghề mộc ở Kim Bồng.

Bà Phạm Thị Ngọc Dung - Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP. Hội An cho biết: “Hiện nay, xã Cẩm Kim vẫn còn giữ được cảnh quan làng quê sinh thái - nông nghiệp. Nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật - thể hiện tài hoa, tay nghề của người thợ Kim Bồng vẫn được bảo tồn.

Bên cạnh nghề mộc nổi tiếng, các nghề khác như đan thúng, dệt chiếu cũng được phục hồi cùng với văn hóa ẩm thực đậm chất dân dã làm cho bức tranh làng quê Kim Bồng - Cẩm Kim càng thêm sinh động”.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng thực tế hoạt động du lịch tại trung tâm làng nghề mộc Kim Bồng nói riêng và xã Cẩm Kim nói chung vẫn chưa khởi sắc, người dân chưa thực sự hưởng lợi từ du lịch....

Nhìn chung các sản phẩm tại làng mộc Kim Bồng còn đơn điệu, mẫu mã chưa đa dạng, phong phú, còn tập trung sản xuất ở một số sản phẩm có giá thành cao, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường…

Bên cạnh những khó khăn, Cẩm Kim cũng đang đứng trước nhiều cơ hội để đẩy mạnh phát triển hoạt động du lịch. Đó là xu hướng tìm hiểu về làng quê, làng nghề, sinh thái và hoạt động trải nghiệm cuộc sống vùng quê, làng nghề, sinh thái ngày càng được du khách ưa chuộng.

Cạnh đó, hiện nay, TP. Hội An đang tiếp tục triển khai Đề án “Xây dựng làng quê - làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim giai đoạn 2017 - 2025”, đồng thời Cẩm Kim cũng đang trên lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao mà khu trung tâm làng mộc Kim Bồng là trọng điểm, có thể tạo động lực phát triển.

Mới đây, sau khi Bộ NN PTNT phê duyệt danh mục các mô hình thí điểm thuộc Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (đợt 1), trong đó có mô hình tại làng mộc Kim Bồng, TP. Hội An cũng đã phê duyệt dự án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và hệ sinh thái tự nhiên tại làng mộc Kim Bồng”.

Mục tiêu của dự án là cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, tạo ra giá trị gia tăng cho người dân trong làng từ chính ngành nghề của họ thông qua phát triển du lịch nông thôn bền vững dựa trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tài nguyên thiên nhiên; góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tại địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến xây dựng xã Cẩm Kim trở thành “Ngôi làng hạnh phúc”; tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm trải nghiệm dành cho du khách khi đến Hội An.

Phan Văn Sơn

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 17/07/2023
Từ khóa: du lịch cộng đồng, làng mộc Kim Bồng, phát triển du lịch, Quang-Nam

Tin liên quan

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

(TITC) – Với bờ biển dài, nhiều vịnh đẹp và danh thắng tự nhiên đặc sắc, Phú Yên đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam. Song song với phát triển du lịch biển đảo, tỉnh đặc biệt chú trọng đến việc

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Hà Nội: Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phú Yên: phát triển du lịch biển đảo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038633

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC