Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Trang chủ
  • /
  • Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Khai thác lợi thế để phát triển du lịch bền vững

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Khai thác lợi thế để phát triển du lịch bền vững

Cập nhật: 28/01/2025

Với lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa truyền thống đặc sắc, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đang tập trung phát triển các loại hình du lịch để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.

“Đánh thức” tiềm năng

Huyện Krông Ana có thắng cảnh thác Dray Sáp thượng (thác Gia Long), thác Dray Nur (buôn Kuốp, xã Dray Sáp) đã được công nhận là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng cùng những truyền thuyết đầy ly kỳ, hấp dẫn, những địa điểm này mỗi năm thu hút trên 150.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Không chỉ lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên, buôn Kuốp hiện có 73% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chủ yếu là dân tộc Êđê và M’nông. Nơi đây còn giữ gìn nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống như cồng chiêng, dân ca, múa xoang, nhạc cụ dân tộc, văn hóa ẩm thực đặc sắc, nhiều lễ hội truyền thống và các nghề dệt thổ cẩm, ủ rượu cần. Trong buôn hiện nay vẫn còn 50 ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ, có thể làm homestay phục vụ khách du lịch.

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm các dân tộc Đắk Lắk tổ chức tại thác Dray Nur.

Tháng 3/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố du lịch cộng đồng buôn Kuốp. Đây cũng là buôn đầu tiên của tỉnh được chọn xây dựng Mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị văn hóa và nghề truyền thống tại buôn.

Các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với UBND xã Dray Sáp quy hoạch bãi giữ xe, khu vui chơi thể thao, ẩm thực, khu biểu diễn, giao lưu văn nghệ, diễn tấu cồng chiêng; hướng dẫn, vận động các hộ trong buôn khôi phục một số nhà dài, nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần; phục hồi đội chiêng, tập luyện các bài chiêng truyền thống, truyền dạy cồng chiêng cho lớp trẻ; vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng hoa, cây xanh hai bên đường…

Ngoài ra, các hộ dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng được tổ chức đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm du lịch của đồng bào các dân tộc tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Đến nay, du lịch cộng đồng ở buôn Kuốp bước đầu đã đi vào hoạt động ổn định, không chỉ góp phần quảng bá du lịch địa phương mà còn giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn cũng dành được nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài tỉnh. Đơn cử như điểm du lịch Trang trại Ca cao của Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn (xã Ea Na) hiện đang phát triển các sản phẩm OCOP để phục vụ khách du lịch. Lựa chọn trải nghiệm tại đây, du khách được tham quan vườn trồng ca cao, tìm hiểu quy trình trồng, chế biến các sản phẩm từ quả ca cao, tự tay làm chocolate…

Bên cạnh đó, huyện đã chú trọng, quan tâm, đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp như: đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm gạo và nấm; thành lập các hợp tác xã trồng cây ăn trái, trồng lúa có chất lượng cao, từ đó hình thành, kết nối để bán các sản phẩm giữa nội vùng, liên vùng; thu hút sự tham gia tích cực của người dân trong phát triển du lịch nông nghiệp, tạo điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng

Bám sát Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của HĐND tỉnh về “hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn, buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 05/NQ-HU, ngày 28/12/2021 của Huyện ủy Krông Ana về “phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch số 50/KH-UBND, ngày 8/3/2022 của UBND huyện Krông Ana về phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025, các cơ quan, đơn vị liên quan đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch, nhằm nâng cao vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động thu hút đầu tư, phát triển sản xuất và thương mại, du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện; thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến gắn với phát triển sản xuất, thương mại và du lịch; chủ động phối hợp với các công ty lữ hành, du lịch, các cơ quan liên quan để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của huyện; xây dựng văn hóa của người dân vùng du lịch theo phương châm “một người dân là một hướng dẫn viên du lịch” cởi mở, thân thiện, đón khách như đón người thân trở về.

Đưa nét đẹp văn hóa dân tộc bản địa vào phát triển du lịch cộng đồng tại buôn Kuốp

Từ năm 2021 đến nay, huyện đã đầu tư trên 12 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn đến các điểm du lịch cộng đồng, đầu tư cơ sở vật chất phát triển du lịch; tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp, thân thiện và mến khách.

Trong đó đã thực hiện trồng cây cảnh quan, làm đường vành đai Hồ Sen giai đoạn 1 và đang triển khai giai đoạn 2. Đối với buôn Kuốp đã được đầu tư các hạng mục theo Nghị quyết số 08; hiện nay đang tiến hành triển khai kế hoạch thực hiện Mô hình điểm phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị văn hóa và nghề truyền thống tại buôn Kuốp với kinh phí 20 tỷ đồng, triển khai thực hiện trong năm 2025.

Tạo đà cho du lịch phát triển, hệ thống hạ tầng cơ sở du lịch ở địa phương cũng ngày càng được quan tâm đầu tư nhằm phục vụ du khách với 15 cơ sở lưu trú du lịch, có 30 phòng đôi, 60 phòng đơn. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng mở thêm các tour du lịch mạo hiểm, khám phá văn hóa bản địa, du lịch nông nghiệp… đã thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, để đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện và phấn đấu trở thành một trong những trung tâm du lịch của tỉnh, thời gian tới huyện Krông Ana sẽ tập trung phát triển về du lịch trên cơ sở tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ, có bảo tồn; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch; đặc biệt quan tâm phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đó là nhân tố bảo đảm để Krông Ana phát triển du lịch bền vững và tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển nhanh, hiệu quả.

Nguyễn Thanh Vũ - Chủ tịch UBND huyện Krông Ana

Báo Đắk Lắk – baodaklak.vn – Đăng ngày 24/01/2025
Từ khóa: Đắk Lắk, du lịch, Krông Ana, lợi thế, văn hóa truyền thống

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032808

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC