Thị trường carbon đang trở thành một vấn đề quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Rừng ngập mặn ven biển không chỉ đóng vai trò như một lá chắn tự nhiên bảo vệ các vùng đất khỏi thiên tai mà còn là nơi hấp thụ và lưu trữ carbon hiệu quả, góp phần giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Net-Zero là một mục tiêu môi trường hướng đến giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính (KNK) như CO2, CH4, N2O cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí thải của Trái đất, đến mức tổng lượng khí thải ròng giảm xuống bằng “0”, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) theo Thỏa thuận Paris, với hy vọng giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2°C và nỗ lực hạn chế sự tăng nhiệt dưới mức 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải thực hiện giảm phát thải từ các nguồn như giao thông, sản xuất công nghiệp, điện năng; tăng cường khả năng hấp thụ các-bon thông qua trồng rừng mới, bảo tồn rừng, công nghệ thu giữ và lưu trữ các-bon. Vì vậy, Chính phủ, doanh nghiệp (DN) cũng như mỗi công dân Việt Nam cần phải chung tay thực hiện các hành động hữu ích nhằm giảm phát thải, đồng thời tích cực hỗ trợ các giải pháp cho khả năng hấp thụ các-bon, tạo ra một nền kinh tế ít phát thải và bền vững hơn.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) mới đây đưa ra cảnh báo, việc không đưa những nỗ lực ngăn chặn nạn phá rừng vào trọng tâm của các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm chậm quá trình chuyển đổi sang một tương lai xanh, bền vững và thịnh vượng cho loài người.
Trái ngược với những kỳ vọng ban đầu, năm 2024 tiếp tục trên đà trở thành năm nóng kỷ lục. Các đại dương ấm lên, băng ở Nam Cực chưa bao giờ mỏng hơn và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra ở mọi châu lục… Đó là thực tế đang hiển hiện trên bề mặt trái đất chứ không chỉ dừng lại ở lời cảnh báo của giới chuyên gia.
Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp ước này.
Trữ lượng carbon rừng ngập mặn của Việt Nam khoảng 245 tấn/ha. Trong đó, trung bình lượng carbon trong sinh khối của thực vật sống (gồm cả phần thực vật sống trên mặt đất và phần rễ dưới mặt đất) chỉ chiếm 29%. Còn lại 71% nằm trong đất dưới tán rừng ngập mặn (độ sâu khoảng 30cm).
Thời gian tới, tỉnh Bến Tre tập trung bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được trồng mới trong giai đoạn 2021 - 2030, đáp ứng yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai gây ra.
Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi môi trường và tác động xấu đối với nền kinh tế và cuộc sống của con người.
Biến đổi khí hậu hiện nay đang làm gia tăng các áp lực tới các hệ sinh thái của đất ngập nước. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phục hồi đất ngập nước để tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Năm 2023 khép lại với sự kiện quốc tế quan trọng - Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ ngày 30/11 - 12/12/2023. Sau 2 tuần đàm phán, COP28 đã thông qua Quyết định về kết quả Đánh giá nỗ lực toàn cầu (GST) lần thứ nhất. Đây là nội dung quan trọng nhất mà COP28 đã đạt được, trong đó nêu lên kết quả tổng hợp nỗ lực của tất cả các bên nhằm thực hiện mục tiêu của Thỏa thuận Paris từ năm 2021 đến nay. Tham dự COP28, Đoàn Việt Nam đã đạt được một số kết quả nổi bật, tham gia các sáng kiến quốc tế, mở ra cơ hội hợp tác để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm phát thải khí nhà kính (KNK).