Cùng với tập trung nâng cao chất lượng thương phẩm, cấp mã số vùng trồng, mã số đóng gói, mở rộng thị trường tiêu thụ trái sầu riêng trong và ngoài nước, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang còn xây dựng mô hình "Sản xuất sầu riêng gắn với du lịch sinh thái" nhằm quảng bá, xúc tiến tiêu thụ loại trái cây đặc sản này, nhất là góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Nếu như ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Huế, Đà Nẵng..., hình ảnh những chiếc xe xích lô chở khách du lịch chầm chậm chạy trên đường phố đã trở nên thân thuộc thì với TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang), phương tiện phổ biến khiến khách du lịch trong và ngoài nước thích thú là những chiếc xe đạp lôi.
Nằm giữa đầm Thị Nại, xóm Cồn Chim thuộc thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước là ốc đảo độc đáo xen giữa rừng ngập mặn với hệ động thực vật đa dạng; hội tụ nhiều lợi thế, tiềm năng có thể khai thác phục vụ du lịch.
Cách TP Cà Mau 15 km về hướng Tây Bắc, xã Khánh An (huyện U Minh) nằm trong vùng U Minh Hạ, được bao bọc bởi con sông Cái Tàu theo hình cánh cung, vàm sông tiếp giáp hữu ngạn sông Ông Ðốc, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định công nhận Điểm du lịch Dược liệu xanh Thiên Ân, địa chỉ tại ấp Phú Quí, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số nhiều năm gần đây phát triển nở rộ, giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cách trung tâm thành phố Bắc Kạn gần 7km là điểm du lịch cộng đồng thôn Phiêng An, xã Quang Thuận (huyện Bạch Thông). Là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao Đỏ. Nơi đây được ví như một bức tranh được thiên nhiên “ưu ái” với sông nước, chè xanh và hoa, quả thơm ngon…
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, du lịch xanh chính là giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Bắt nhịp xu hướng đó, ngành Du lịch Quảng Ninh đang nỗ lực xây dựng các điểm đến xanh, sản phẩm xanh, tạo lợi thế cạnh tranh để trở thành điểm đến được lựa chọn hàng đầu, mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý như có hệ thống 2 cửa biển (Trần Ðề và Ðịnh An), thời gian qua huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) thu hút các doanh nghiệp trong khu vực ÐBSCL đầu tư hợp tác lĩnh vực kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản... Ðường bộ của huyện Cù Lao Dung được kết nối với Quốc lộ 60, thuận tiện cho việc giao thương hàng hoá với các tỉnh trong khu vực; dự kiến sau khi cầu Ðại Ngãi hoàn thành sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khu du lịch sinh thái Thác Trắng, ở xã Thanh An (Minh Long), nơi có dòng thác hùng vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn và là một trong những dòng thác tự nhiên tuyệt đẹp. Khu du lịch đã đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến khám phá.