Hợp tác xây dựng “Vườn thiên nhiên và văn hóa Việt Nam” tại Ukraine

Ngày 3/11, tại thủ đô Kiev, Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch và bà N.V.Zaimenko, Giám đốc Vườn Bách thảo quốc gia mang tên M.G.Grishko thuộc Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Ukraine đã ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án “Vườn thiên nhiên và văn hóa Việt Nam”.

Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống"

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống" sẽ diễn ra tại Ninh Bình vào ngày 17/12/2021.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”

Bộ VHTTDL cho biết, chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Bộ sẽ tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2021 diễn ra từ ngày 18-23/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Đồng hành ăn chay bảo vệ trái đất

Trái đất đang nóng dần lên, thiên tai diễn ra ở nhiều quốc gia, thiệt hại lớn về người và của. Riêng Việt Nam, dường như năm nào cũng có bão lụt. Việc cấp bách dễ thực hiện nhất là con người cố gắng thực hiện chế độ ăn chay, bảo vệ môi trường.

Quảng Ninh: Về thăm làng gốm sứ Đông Triều

Được tham quan không gian đặc trưng làng quê Việt gợi lại bao ký ức, đi giữa "núi" gốm nung nhiều màu sắc, được tìm hiểu và trải nghiệm nghệ thuật làm gốm cổ truyền, gốm tinh xảo xuất khẩu... là những điều thú vị, ngạc nhiên cho du khách. Không chỉ là nơi giải trí, trải nghiệm cho con trẻ, làng gốm sứ Đông Triều đã được chọn là một điểm trong hành trình văn hóa, điểm đến hấp dẫn của tuyến du lịch Hà Nội - Hạ Long.

Văn Từ Thượng Phúc: Nơi lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Văn Từ Thượng Phúc nơi thờ phụng và tôn vinh các bậc tiên hiền, các nhà khoa bảng của huyện Thượng Phúc xưa (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội). Từ việc xác định văn hóa - lịch sử vừa là nền tảng, là động lực phát triển, từ nguồn xã hội hóa, huyện Thường Tín đã triển khai dự án: Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc, tạo nên một quần thể không gian truyền thống giàu bản sắc của miền "đất danh hương".

Tìm hiểu về hoa văn thổ cẩm độc đáo của người Ê Đê ở Đắk Lắk

Dù không còn sản xuất hoàn toàn thủ công như trước đây nhưng những tấm vải thổ cẩm của người Ê Đê ở Đắk Lắk vẫn lưu giữ được nhiều họa tiết hoa văn cổ với mỗi họa tiết hoa văn có một ý nghĩa và tượng trưng riêng.

Xã Nhân Nghĩa (Hoà Bình): Giữ bản sắc văn hóa nhà sàn Mường

Kiến trúc nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường với vật liệu truyền thống bằng gỗ, tuy nhiên, trải qua thời gian bị xuống cấp, mối mọt, cột kèo gỗ để dựng nhà cũng khan hiếm, không được khai thác. Với giá thành rẻ hơn, chất lượng bền, đẹp không kém những nhà sàn truyền thống, người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã lựa chọn xây nhà sàn bê tông thay nhà sàn gỗ, góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.

Giữ cốt cách Huế - “Đặc sản” riêng có chốn kinh kỳ

Văn hóa, đạo đức, lối sống và cốt cách của người Huế cũng là “đặc sản” làm nên bản sắc riêng có của vùng đất Cố đô. Nếu biết cách bồi đắp, phát huy, những giá trị ấy sẽ là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh quan trọng để Thừa Thiên Huế phát triển bền vững về mọi mặt theo định hướng đô thị di sản.

Bình Thuận: Xây dựng hồ sơ khoa học trình xếp hạng thắng cảnh Khu bảo tồn biển Hòn Cau

Ngày 19/10/2021, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bình Thuận về việc xây dựng hồ sơ khoa học trình xếp hạng thắng cảnh cấp tỉnh đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đồng ý về chủ trương cho Sở VHTTDL xây dựng hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh xếp hạng thắng cảnh cấp tỉnh đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Bảo tàng tỉnh xây dựng hồ sơ khoa học theo đúng quy định; hoàn thành và báo cáo UBND tỉnh trong năm 2022.