Sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên

Các diễn viên, người mẫu đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk vừa trình diễn nhiều bộ sưu tập thời trang thổ cẩm của các nhà thiết kế. Đặc biệt, chương trình có sự tham gia biểu diễn của nghệ nhân cồng chiêng, bà con người dân tộc thiểu số và các em học sinh tại địa phương.

Yên Bái bảo tồn di sản dựa vào cộng đồng

Yên Bái là vùng đất có nhiều di sản văn hóa. Dựa vào cộng đồng là cách Yên Bái bảo tồn và phát huy những giá trị di sản. Mới đây, huyện Văn Yên đã tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc lần thứ XV.

Nồng nàn với hàng sưa

Làng sinh thái Hương Trà (phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) nổi tiếng với những hàng sưa khắp lối. Dưới tán cây hàng trăm năm tuổi, dân làng tay bắt mặt mừng khi gặp lại người quen còn du khách thì rôm rả chuyện trò.

Hà Nội: Sắp ra mắt trưng bày “Mầm xanh trên đá” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò

Hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò xây dựng trưng bày chuyên đề “Mầm xanh trên đá”, dự kiến ra mắt công chúng ngày 20-7 tới.

Bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Trong chương trình làm việc tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), ngày 15/7, Đoàn công tác của Ban Nội Chính Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn đã tới thăm Bảo tàng Côn Đảo và khu ​Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo.

Mở thêm lối tiếp cận di sản văn hóa

Di tích, di sản văn hóa cần được bảo vệ, giữ gìn nguyên trạng trong khi cuộc sống đương đại lại biến đổi, phát triển không ngừng. Nhận thức đầy đủ và giải quyết tốt mối quan hệ này là cơ sở quan trọng để việc bảo tồn di tích không lạc bước trước sự phát triển chung của xã hội đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển ấy.

Phục dựng diện mạo di tích Cố đô Huế

Lịch sử vùng đất Cố đô Huế đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, song do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và thời gian đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như các tổ chức quốc tế, sau 30 năm được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, Quần thể di tích Cố đô Huế dần được hồi sinh. Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cần bảo vệ khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển và phát huy giá trị.

Phát triển du lịch từ những tinh hoa văn hóa của đất Bình Định

Bình Định có nền văn hóa đặc trưng lâu đời, thể hiện qua các di tích, lễ hội. Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đặc sắc này không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa riêng mà còn đem đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo cho du khách khi đến với vùng đất này.

Để bảo tàng thực sự "hữu xạ tự nhiên hương"

Nếu như trước đây, bảo tàng không nằm trong danh sách những nơi cần phải đến của khách du lịch khi đến Việt Nam, hay của chính những người dân Việt Nam, thì nay mọi thứ đang dần thay đổi.

Quảng Trị: Tái hiện không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của người Vân Kiều

Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào Vân Kiều sinh sống trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bởi từ ngàn đời nay, cây lúa luôn gắn kết với mỗi cuộc đời người dân tộc Vân Kiều từ khi lọt lòng cho đến lúc trở về nằm yên phận trong những ngôi nhà mồ nơi khu “rừng ma” của bản. Chính vì thế, lễ hội cúng mừng lúa mới là dịp để người dân tộc Vân Kiều báo cáo và gửi sự cầu mong của mình với các đấng thần linh đã cho họ những vụ mùa bội thu để đời sống của bản làng được đủ đầy.