Công nghệ xanh, đòn bẩy bảo vệ môi trường

Là một trong năm quốc gia dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, bởi vậy, nếu không có các giải pháp kịp thời và hiệu quả, Việt Nam sẽ phải chịu nhiều hệ lụy từ môi trường trong tương lai. Song song với phát triển kinh tế, Việt Nam đang rất cần những công nghệ xanh, đó chính là sự lựa chọn hợp lý nhằm đối mặt với những thách thức về môi trường.

Bảo vệ tầng ozon kết nối toàn thế giới

 Ngày 16 tháng 9 hằng năm là Ngày ozon thế giới. Trong ngày này, toàn thế giới nhắc lại tầm quan trọng của ozon, ảnh hưởng của con người đến sự suy thoái tầng ozon do thải những chất ảnh hưởng đến tầng ozon vốn dĩ mỏng manh trên tầng cao khí quyển. 

Vườn mini trên chín tầng mây

Tại Techmart Vietnam ASEAN+3 lần này, công nghệ tạo “Vườn mini trên chín tầng mây” là điều bất ngờ, ý tưởng thú vị tạo ra “không gian xanh” cho ngôi nhà cao tầng và có thể chuyển giao công nghệ, nhân rộng  mô hình ra cộng đồng. 

Túi ni lông- hiểm hoạ mới về môi trường

“Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi ni lông hiện nay. Với người dân, thảm hoạ môi trường từ túi nilông không phải chuyện bây giờ mới biết nhưng họ vẫn “vô tư” sử dụng.

Cồn cát ven biển - Một hệ sinh thái quan trọng

Cồn cát ven bờ có chức năng sinh thái không gì thay thế được. Chúng không phải là vùng đất hoang. Phát triển bền vững vùng cồn cát đòi hỏi phải hiểu biết đúng đắn quy luật sinh thái vùng cồn.

Kinh tế xanh 

Trong khi phải đối phó hàng ngày với gánh nặng cơm áo gạo tiền, mấy ai trong chúng ta chú ý đến một sự biến đổi rất lớn trong đời sống kinh tế thế giới đang được nhiều quốc gia quan tâm hưởng ứng. Đó là nỗ lực xây dựng một nền "kinh tế xanh" theo chiến lược tập trung phát triển những hoạt động kinh tế không gây tổn hại hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, vì những công nghiệp cũ thải vào trong không khí và nước nhiều chất độc, nhất là các chất khí có carbon.

Các thảm cỏ biển đang dần biến mất

Từ năm 1980, 29% diện tích cỏ biển đã bị mất. Trước năm 1940, tỷ lệ mất cỏ biển là 0,9%/năm. Từ năm 1990, tỷ lệ này đã tăng lên 7%/năm. Trong nghiên cứu lớn nhất, Kendrick và các cộng sự đã phân tích 215 nghiên cứu về những thảm cỏ biển ở các vùng nước nông thuộc các bờ biển trên khắp thế giới và phát hiện ra rằng, cỏ biển đã bị mất từ phía đông sang phía tây Bắc Mỹ,

“Trồng” cây nhân tạo để cắt giảm khí thải carbon

Một nhóm các kỹ sư đến từ Viện kỹ sư cơ khí của Anh cho biết một khu rừng gồm 100.000 cây nhân tạo có thể có mặt trong 10 đến 20 năm nữa nhằm đối phó với khí thải carbon đang tăng mạnh. Đây là một trong 3 ý tưởng về địa lý công trình được coi là thiết thực trong bản báo cáo đưa ra kế hoạch giảm carbon cho thế giới.

Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu

Ngày 24/8/2009, Tổng cục Môi trường cho biết chủ đề của chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2009 là "Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu". Chương trình do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc phát động vào tuần thứ ba của tháng 9 hàng năm, đến nay có hơn 120 quốc gia trên thế giới tham gia hưởng ứng, trong đó Việt Nam tham gia từ năm 1994.

Biến đổi khí hậu: Thách thức lớn, cố gắng lớn với Việt Nam

Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu (BÐKH) toàn cầu. Thách thức lớn nhất của VN là chưa có chiến lược, chính sách phù hợp. Theo dự báo, BÐKH sẽ làm cho các trận bão ở VN có mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn.