Cận cảnh vẻ đẹp hoang sơ và dân dã của Bãi đá bảy màu Cổ Thạch

Cập nhật: 30/12/2016
Bãi đá bảy màu Cổ Thạch thuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận) vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, dân dã.
Nhiều khối đá hình thù kỳ lạ, quần thể đá và bãi biển hoang sơ độc đáo này mang một vẻ đẹp ngỡ ngàng. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
 
Với chiều dài 1,5km cùng với lớp đá dày nhất trên 2m, theo ước tính của các nhà khoa học, trữ lượng của bãi đá Cổ Thạch lên đến 245.000 tấn. 
 
Bãi đá quy tụ của hàng trăm ngàn viên sỏi có hình dáng, sắc màu kỳ lạ. Sỏi Cổ Thạch phong phú cấu hình như vuông, tam giác, lục giác, đa giác, hình thoi với sắc màu khác nhau như trắng, đen, vàng, nâu, tím, xanh, lam...
 
(Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
 
Không chỉ hấp dẫn bằng bãi thạch ngọc, hướng Tây Nam của bãi đá còn có dãy thạch đồ nhấp nhô, đen bóng trông từ xa như thành quách, cung điện của ngàn năm trước. 
 
Với những giá trị sinh thái, văn hóa và lịch sử mà cụm thắng tích (chùa Cổ Thạch, bãi đá Cổ Thạch) đã được Nhà nước xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 1993.
 
​Bãi biển hoang sơ độc đáo này mang một vẻ đẹp ngỡ ngàng. (Ảnh: Minh Đức​/TTXVN)
 
Thủy triều cùng những con sóng hàng nghìn năm đã mài nhẵn các viên đá cuội với vô số hình hài, hoa văn và màu sắc lạ lẫm. (Ảnh: Minh Đức​/TTXVN)
 
Ở đây có rất nhiều khối đá hình thù kỳ lạ, quần thể đá và bãi biển hoang sơ độc đáo này mang một vẻ đẹp ngỡ ngàng. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)
 
Điều hấp dẫn nhất ở bãi biển là những bãi đá lung linh sắc màu. Bãi đá hình thành tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển. Đá được đẩy từ lòng biển trồi nhô lên bờ. Đá có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
 
Bãi đá Cổ Thạch còn có tên khác là bãi Cà Dược. Những viên đá cuội ở đây nhẵn thín, nhiều màu sắc và trải dài hơn một km. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nguồn: tt