Các khu bảo tồn biển ở Việt Nam đang phải đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng về ô nhiễm, động đất, hoạt động nổ mìn và đánh bắt cá, xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch. Những mối đe dọa này đặt ra những yêu cầu cấp bách về sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn biển.
Quần đảo Chàm - Hội An được coi là ví dụ điển hình trong quản lý và bảo tồn.
Mới đây, hội thảo "Quản lý hiệu quả mạng lưới khu Bảo tồn Biển Việt Nam” do IUCN và Tổng Cục Thủy Sản phối hợp tổ chức đã đánh giá hiện trạng và đề ra giải pháp quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Thủy sản cho biết, hiện chỉ có 0,17% tổng diện tích biển (1 triệu cây số vuông) đã được đặt mục tiêu bảo tồn nghiêm ngặt, dự kiến tăng 0,24% trong những năm tới. Hầu như không có khu vực nào trong các khu bảo tồn biển đã được công bố giới hạn khai thác.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, việc lập kế hoạch chậm và một khuôn khổ pháp lý còn yếu kém là những rào cản đối việc tăng cường thực thi tại các khu bảo tồn biển. Do vậy, các biện pháp hiệu quả hơn đã được lên kế hoạch cho giai đoạn 2016 – 2020 bao gồm việc mở rộng khu bảo tồn biển, giám sát đa dạng sinh học và quản lý cộng đồng.
Đồng thời, những vấn đề như thiếu ngân sách, sự hợp tác thiếu hiệu quả giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương phải được giải quyết một cách rõ ràng và minh bạch.Ông Trần Lê Nguyên Hùng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế cho rằng, cần có chính sách cho các cộng đồng chuyển sang các nghề khác nhằm giảm áp lực trên các khu bảo tồn biển; bởi hiện tại hầu hết người dân sống trong vùng lân cận của khu bảo tồn biển đều thuộc diện nghèo.
Bên cạnh đó, hiện nay ở các khu bảo tồn biển, hoạt động nổ mìn và đánh bắt cá quá mức diễn ra trên diện rộng; trong khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ du lịch cũng tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn biển. Rạn san hô và rong biển đã bị suy thoái; chất lượng nước biển và ô nhiễm nặng từ các tuyến bờ biển càng làm tình hình nghiêm trọng thêm. Trong khi, chưa có nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học và rạn san hô ở các khu bảo tồn biển.
Do vậy, theo bà Bùi Thị Thu Hiền, Điều phối Chương trình Biển và Vùng bờ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), các khu bảo tồn biển cần dành một phần thu được từ dịch vụ du lịch để tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường biển quốc gia.
Theo báo cáo mới nhất, Ban Quản lý Di sản Vịnh Hạ Long đã thu được 783 tỷ USD (35 triệu USD) từ dịch vụ du lịch vào năm ngoái và 18% doanh thu này đã được trả lại cho khu bảo tồn biển dành cho các hoạt động bảo tồn.
Quần đảo Chàm - Hội An - khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận năm 2009 được coi là ví dụ điển hình trong quản lý và bảo tồn. Trong đó, Ban quản lý Khu bảo tồn đảo Chàm đã thực hiện thành công chiến dịch "Không có túi nhựa" và "Không đánh bắt cá". Cùng với đó, đảo Chàm đã cấm đánh bắt 0,5% trong tổng diện tích 6.716 ha biển, và sẽ tăng lên đến 10% trong những năm tới. Ngoài ra, còn dành 50% trong tổng số 650.000 đô la thu nhập để bảo tồn và bảo vệ khu bảo tồn biển.
Tuyết Chinh