Hãng tin AFP của Pháp chia sẻ những hình ảnh về địa đạo Vịnh Mốc tại tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, nơi từng trải qua sự tấn công ác liệt từ bom đạn của Mỹ trong chiến tranh.
Hãng tin AFP của Pháp mới đây đã đăng tải những hình ảnh về địa đạo Vĩnh Mốc tại tỉnh Quảng Trị của Việt Nam. Đây là một trong hàng trăm hệ thống hầm được đào trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vừa là nơi lánh nạn của người dân, vừa là nơi gặp gỡ, họp hành của các cán bộ chiến sĩ. Ảnh chụp ông Nguyen Tri Phuong, một trong số 250 người tham gia đào địa đạo Vĩnh Mốc. (Nguồn: AFP)
Hệ thống đường hầm thuộc địa đạo Vĩnh Mốc từng tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải trong suốt giai đoạn 1965 - 1972. (Nguồn: AFP)
Sau khi biết đến địa đạo Củ Chi và khảo sát tình hình địa chất ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, người dân địa phương quyết định tiến hành đào địa đạo Vịnh Mốc do bom đạn của kẻ thù tấn công ngày càng dữ dội. Ảnh chụp lại mô hình mô phỏng cảnh sinh hoạt của người dân trong lòng địa đạo. (Nguồn: AFP)
Mất khoảng hai năm để người dân Quảng Trị đào và xây dựng địa đạo này. Nó bao gồm một nhánh đường hầm chính với chiều dài hoảng 2km. Bên cạnh đó là hệ thống các ô nhỏ để làm chỗ trú ẩn cho các hộ gia đình và hệ thống tầng ngầm để cất giấu lương thực, vũ khí và đạn dược. (Nguồn: AFP)
Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi. Trong thời chiến, mọi hoạt động của người dân đều diễn ra trong hệ thống hầm. (Nguồn: AFP)
Cuộc sống dưới đường hầm có nhiều khó khăn do luôn thiếu ánh sáng và điều kiện môi trường ẩm thấp, khiến nhiều người gặp các chứng bệnh về da, xương và thị lực. (Nguồn: AFP)
Ngày nay, địa đạo Vịnh Mốc trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, là minh chứng cho sự kiên cường của con người Việt Nam trong chiến tranh. (Nguồn: AFP)