Nước mặn đã xâm lấn tới chân rừng tràm U Minh Hạ ở tại Cà Mau, đe doạ sự tồn tại của gần 40.000ha tràm, vốn chỉ thích nghi với môi trường nước ngọt.
Tình trạng nhiễm mặn tại Cà Mau đang lên tới mức báo động, do người dân dùng đất trồng lúa để phát triển nghề nuôi tôm theo kiểu tự phát, phá vỡ các vùng quy hoạch sản xuất.
Chỉ trong thời gian ngắn, diện tích nuôi tôm tại tỉnh này đã tăng hơn gấp đôi, lên tới 270.000ha. Khi người nông dân nhận thức được tác hại của việc nuôi tôm tự phát thiếu tính bền vững, thì toàn bộ diện tích đất trồng lúa đã bị nhiễm mặn.
Ngoài khu vực rừng tràm U Minh, nước mặn đã xâm nhập vào gần 20.000 ha trong tổng số 140.000 ha đất trồng lúa của tỉnh.
Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, dự báo tình trạng nhiễm mặn tại Cà Mau sẽ tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng quy hoạch ngọt hoá.