Vào tháng 8/2018, Nhiếp ảnh gia người Hà Nội Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) đã thực hiện hành trình gần 6.900 km từ Bắc vào Nam để quay và chụp nhiều hình ảnh về rác thải nhựa đang gây ô nhiễm kinh khủng dọc các bờ biển như thế nào.
Di chuyển bằng xe máy, qua 39 tỉnh, thành phố, chuyến đi kéo dài 43 ngày của anh Nguyễn Việt Hùng với nhiều hình ảnh đã gây bão cộng đồng mạng với nhiều chùm ảnh được chia sẻ và góp phần thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường Việt Nam. Trong ảnh là những bờ biển tại Nam Định, Thái Bình, Bình Thuận.
Anh Nguyễn Việt Hùng từng chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng: "Âm thanh mà mình nhớ nhất sau hành trình dài cạnh biển không phải là tiếng sóng mà là tiếng ruồi bay mỗi khi mình qua các bãi rác. Đặc biệt khi họ đốt rác!"
Bức ảnh được chụp tại chợ Tuy Phong, Bình Thuận và nỗi ám ảnh của anh Nguyễn Việt Hùng:
chỉ còn nghe tiếng ruồi, không còn nghe tiếng sóng biển rì rào...
Thông qua chuyến đi của mình, anh Nguyễn Việt Hùng mong muốn gửi được thông điệp mạnh mẽ, nhấn mạnh đến công thức "3R" trong việc sử dụng rác thải nhựa: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng) và Recycle (tái chế).
Chúng ta đang hành xử như thế nào với môi trường dù rằng, hàng ngày, chúng ta phải mưu sinh dựa vào đó? Ảnh chụp tại Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa.
Hình ảnh này được nhiếp ảnh gia ghi lại tại một lò đốt rác tỉnh Thái Bình.
Cũng thời gian này, cộng đồng mạng đồng loạt dấy lên phong trào dọn rác lan tỏa trên khắp Việt Nam.
Nhân dịp này, anh Nguyễn Việt Hùng cũng phát động trên trang cá nhân của mình, huy động chụp ảnh rác ở nơi bạn sống hay du lịch và tham gia thử thách dọn rác, góp phần làm sạch môi trường.
juna spa
Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp.
Nhiều bạn trẻ tại Hà Nội, Huế, TP HCM đang thực hiện phong trào dọn rác.
Anh Nguyễn Việt Hùng chia sẻ: "Bạn có biết khi xác một con cá nhà táng dài khoảng 10m trôi dạt vào bờ biển Indonesia, trong bụng có khoảng 5,9 kg rác thải nhựa, bao gồm 115 cốc nhựa, 4 chai nhựa, 25 túi bóng, 2 đôi dép tông, một bao tải nylon và hơn 1.000 mảnh vỡ nhựa các loại. Tiện dụng hay là chết???"
Nếu mỗi một cá nhân, hạn chế dùng túi ni lông, dùng túi dùng nhiều lần; dùng bình nước cá nhân, hạn chế dùng đồ nhựa một lần như ống hút nhựa… sẽ góp phần vào việc tiêu dùng nhựa không cần thiết. Các bờ biển, các vùng thôn quê, thành thị cũng sẽ bớt ô nhiễm môi trường đi rất nhiều.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chen chúc giữa rác thải nhựa trong một lần chụp ảnh tại Kiên Giang.
Thái Linh , Ảnh: Lêkima Hùng