Túi ni lông thân thiện với môi trường

Cập nhật: 07/11/2019
Trong hoạt động du lịch, do đặc tính bền, nhẹ, bóng bề mặt, không thấm nước, thấm khí, túi ni lông rất được ưa chuộng làm túi đựng vật dụng sinh hoạt khi di chuyển cũng như ngay trong nội khu điểm lưu trú.

Thị trường túi ni lông ở nước ta hiện nay chủ yếu là túi ni lông truyền thống, nguyên liệu có gốc từ nhiên liệu hóa thạch, tức túi khó phân hủy. Để giảm chi phí, nhiều nhà sản xuất đã cố gắng chế tạo màng túi càng mỏng càng tốt. Loại túi này được cho là nguồn gốc gây ra vấn nạn môi trường hiện nay do khó phân hủy, chỉ dùng được một lần do màng túi mỏng, dễ thủng, rách, nhẹ nên dễ bị “gió cuốn đi” bay đi khắp nơi và cuối cùng thường trôi theo dòng nước ra đại dương. Sự phát hiện “đảo rác nhựa” (thực ra là một khu vực biển có mức tập trung hạt nhựa mật độ cao trong nước biển)vào đầu những năm 1990 ở Thái Bình Dương (khu vực nằm giữa quần đảo Hawaii và California) là bằng chứng mạnh mẽ khiến các tổ chức môi trường phát động nhiều chiến dịch kêu gọi chống rác thải nhựa cũng như chống ô nhiễm đại dương rộng khắp.

Phong trào hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy đang được hưởng ứng khắp thế giới. Người ta kêu gọi không sử dụng túi ni lông dùng một lần và khuyến khích sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường để thay thế. Giấy, thủy tinh và vải bông là những vật liệu được xem là truyền thống và có thể sử dụng ngay để đáp ứng phong trào. Tuy nhiên, tổ chức Hòa Bình Xanh và các nhà khoa học cũng nhanh chóng phát hiện ra mặt trái của những vật liệu này. Nó không thực sự “Xanh” như cảm nhận ban đầu. Vòng đời sản phẩm, hay nói cách khác là quá trình sản xuất, sử dụng và tiêu hủy sản phẩm từ những vật liệu này có ảnh hưởng sinh thái tổng hợp xấu hơn cho môi trường khi so với túi ni lông. Một nghiên cứu của Bộ Môi trường và Lương thực Đan Mạch, thậm chí còn cho con số cụ thể: sản phẩm túi giấy gây ra tác động tới môi trường lớn hơn túi ni lông dùng một lần tới hơn 43 lần và túi chế tạo bằng bông hữu cơ sẽ có tác động môi trường lớn hơn túi nilông dùng một lần tới hơn 20.000 lần.Chiếc túi thân thiện nhất với môi trường lại là túi ni lông bằng polyester (PE) được sử dụng lại nhiều lần, cụ thể là ít nhất 35 lần.

Túi ni lông, hay bịch ni lông, sản xuất từ hạt nhựa, một sản phẩm từ quá trình lọc hóa dầu, được phát minh vào năm 1935 bởi Wallace Hume Carothers, một nhà phát minh người Mỹ - người có hơn 100 bằng phát minh.

Trung Đông, nơi có nhiều giếng dầu lớn nhất thế giới, cũng là nơi có các nhà cung cấp hạt nhựa lớn và chất lượng nhất.Tuy vậy, hạt nhựa nguyên sinh không được sản xuất trực tiếp từ dầu thô. Chúng là sản phẩm phái sinh trong quá trình lọc hóa dầu phức tạp. Và như vậy, có sản xuất nhựa hay không thì quá trình lọc hóa dầu vẫn hoạt động chừng nào trái đất còn dầu mỏ. Thậm chí nhựa còn có thể được sản xuất từ loại khí đồng hành của mỏ dầu mà nếu không phải đốt bỏ do năng lượng của khí quá cao, nếu hiện diện trong khí đốt sẽ tạo ra sức nóng quá lớn không thích hợp sử dụng dân dụng.

Thực ra, gán cho túi ni lông là tội phạm chính gây ra ô nhiễm môi trường, nhất là trong đại dương, là không chính đáng. Sở dĩ túi ni lông thường bị bêu xấu do bản chất nhẹ, luôn trôi nổi nên dễ bị nhìn thấy trên bãi rác, trên bãi biển… và là thủ phạm chính gây tắc nghẽn cống ngầm đô thị. Tổ chức Liên Minh Xanh (Anh) tính toán rằng, túi ni lông chỉ chiếm 1% rác thải nhựa ở đại dương. Trong các ao hồ, các mặt hàng nhựa sử dụng một lần phổ biến nhất được thu thập theo thứ tự thuộc các loại sau: tàn thuốc lá, chai và nắp, giấy gói, ly và nắp, ống hút và que khuấy.Túini lông, dao kéo và các hình thức đóng gói khác nằm trong top 10. Một nghiên cứu do Liên Hợp Quốc tài trợ năm 2016 cũng cho thấy rác thải ngoài đại dương chủ yếu là do ngư cụ, chai nhựa, đồ dùng nhựa sử dụng trong đánh bắt hải sảnnhư xô nhựa, chậu nhựa và từ các phao nổi. Một thông tin thú vị về ô nhiễm đại dương vừa được tạp chí PNAS (tập hợp các bài viết của Học viện Khoa học Quốc Gia Hoa Kỳ) công bố ngày 30/9/2019. Các nhà nghiên cứu của học viện đã kiểm tra các chai nhựa và các mảnh vụn khác trôi dạt trên đảo Inaccessible, một vùng đất xa xôi và không có người ở phía nam Đại Tây Dương.Theo đúng tên gọi (không tiếp cận được), hòn đảo này rộng 14km2 và là tàn dư của một ngọn núi lửa, xung quanh là vách đá, chỉ phía tây là có thể tiếp cận được qua bãi đá. Các nhà nghiên cứu đã tới đây vào các năm 1984, 2009 và 2018.Họ phát hiện ra rằng số chai nhựa tích lũy trên đảo đã tăng 15% mỗi năm trong 35 năm qua. Căn cứ trên nhãn mác, họ thấy rằng thời gian 1980, các vỏ chai đến từ Nam Mỹ là chủ yếu, tới năm 2009 thì chỉ còn phân nửa, nửa còn lại là từ Châu Á. Tới nay, 75% là từ Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc. Trong thời gian theo dõi 72 ngày trên đảo, hầu hết các chai xuất hiện đến từ Trung Quốc và tem ngày trên các chai đó cho thấy phần lớn được sản xuất trong hai năm qua. Nhưng để các chai trôi tự nhiên từ châu Á đến địa điểm này ở Đại Tây Dương sẽ mất từ ​​ba đến năm năm, các tác giả nghiên cứu cho rằng chúng phải đến từ một nơi khác. Kiểm tra tất cả các dữ kiện, họ kết luận nguồn chai nhựa này là từ tàu buôn Trung Quốc. Thậm chí các chai có hình dạng bị dập mỏng và có nắp đậy, một hình thức thường thấy để tiết kiệm không gian chuyên chở rác thải.

Tuy vậy, túi ni lông nói riêng và các sản phẩm nhựa đúng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được thu gom tái chế. Do bản chất khó phân hủy, mỗi ngày chúng tích lũy càng nhiều và các Chính phủ cũng ngày càng cảm thấy khó khăn về  phương án giải quyết rác thải. Nhựa có đặc tính là có thể tái chế mà chất lượng không suy giảm nhiều.Đối với ngành nhựa, rác thải nhựa nếu được tái chế sẽ là nguồn nguyên liệu hấp dẫn vì giá thành rẻ.Ở một số nước, họ bắt khách hàng phải trả thêm một số tiền khi mua thức uống chứa trong chai nhựa.Số phí này sẽ được hoàn trả khi người tiêu dùng mang trả chai đã qua sử dụng. Phương án này thực sự hiệu quả để thu gom vật liệu mang về nhà máy tái chế. Tuy nhiên, với túi ni lông, phương án tương tự khó khả thi vì túi ni lông khi qua sử dụng rất khó làm sạch. Chí phí để tái chế cao khiến các nhà tái chế không mặn mà thu gom vật liệu này. Phương án sử dụng “Xanh” nhất là sử dụng nhiều lần. Cũng vì vậy, tháng 6/2019, Nghị viện Châu Âu đã thông qua lệnh chỉ thị về thời hạn cho các nước thành viên để ban hành lệnh cấm đối với túi ni lông đựng hàng và túi đựng bánh mì bằng nhựa dùng một lần.

Do bản chất khó phân hủy, túi ni lông bị hạn chế sử dụng. Các nhà tạo lập chính sách môi trường yêu cầu các loại túi đựng hàng phải có khả năng phân hủy sinh học, tức phải về với tự nhiên sau khi được sử dụng.Nhựa rất hữu ích và là cách tốt nhất để ngăn ngừa lãng phí thực phẩm và bệnh tật, bằng cách bảo vệ thực phẩm của chúng ta khỏi bị nhiễm bẩn và hư hỏng.Nhựa tốt hơn nhiều khi so với giấy, bìa các tông hay vải vóc. Đặc biệt khi chúng bị ướt,  nhưng đó cũng là vấn đề cơ bản, rằng nếu chúng bị thải ra môi trường mở như khi xả rác chúng sẽ nằm đó và trôi nổi xung quanh hàng chục năm, và có thể hàng trăm năm trước khi phân hủy sinh học. Với những đặc tính bền, nhẹ, không thấm nước, thấm khí… của túi ni lông, các loại nguyên vật liệu được coi là thân thiện với môi trường như giấy, thủy tinh, vải… khó có thể đáp ứng.

Có ba loại túi phân hủy sinh học chủ yếu được giới thiệu để thay thế. Một loại là túi sinh học dùng nguyên liệu có gốc thực vật như bắp, khoai mì, đường mía… (trên thị trường hiện gọi là túi vi sinh), loại thứ hai là hỗn hợp nhựa truyền thống và nhựa gốc thực vật... và thứ ba là loại túi tự phân hủy sinh học dùng nguyên liệu nhựa có bổ sung phụ gia tự hủy đặc điểm là xúc tiến oxy hóa. Loại túi vi sinh hiện giá thành còn cao, khoảng 3-4 lần túi thường, và để có thể phân hủy sinh học đúng nghĩa, hai loại túi có gốc thực vật này cần thu gom tập trung để ủ trong môi trường công nghiệp thích hợp. Túi ni lông thân thiện với môi trường - tự phân hủy sinh học hiện có giá thành chỉ cao hơn khoảng 10-20% túi ni lông thông thường.Đặc điểm của loại túi nàylà có khả năng phân hủy sinh học nhanh hơn nhiều so với túi thông thường trong môi trường mở.

TÚI NI LÔNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG - TỰ PHÂN HỦY SINH HỌC

Quá trình sáng chế ra túi ni lông thân thiện với môi trường - tự phân hủy sinh học bắt nguồn từ chính đặc tính bền vững của chúng. Giáo sư Gerald Scott và các đồng nghiệp tại Anh đã sáng chế ra chúng vào những năm 1970. Họ nghiên cứu thiết kế để nhựa trở nên vững bền nhưng họ nhận ra rằng sự vững bền đó có thể gây vấn đề nếu nhựa xâm nhập vào môi trường mở như là rác thải. Do đó, họ tìm mọi cách để làm cho cấu trúc phân tử của nhựa tự động phá vỡ khi nó đã phục vụ xong mục đích tự thân và họ đã tạo ra nhựa tự phân hủy sinh học. Họ đã chế ra được một phụ gia trộn thêm vào nguyên liệu nhựa trong quá trình sản xuất để  vừa đảm bảo tính ổn định của nhựa phục vụ mục đích của sản phẩm, sau đó sẽ xúc tiến oxy hóa để tự phân hủy. Đây là một sự kết hợp rất tinh vi nên nguyên tắc chế tạo thì có thể nhiều người biết nhưng chế tạo thành công để nhựa phân hủy sinh học trong một khoảng thời gian hai, ba năm thì không nhiều nhà sản xuất đạt được.

Các sản phẩm nhựa tự phân hủy sinh học được sản xuất từ ​​các polyme thông thường, nhưng nhà sản xuất sản phẩm đã thêm chất xúc tác vào hỗn hợp polymer, điều này làm tăng sự thay đổi cấu trúc phân tử nếu nó trở thành rác trong môi trường mở, do đó nó bị phân hủy sinh học nhanh hơn nhiều so với nhựa thông thường. Nhựa tự phân hủy sinh học có thể được sản xuất bởi các nhà máy nhựa hiện tại với ít hoặc không mất thêm chi phí, không cần thay đổi máy móc hoặc lực lượng lao động. Nhựa tự phân hủy sinh học không cần các điều kiện đặc biệt để phân rã và phân hủy sinh học. Điều kiện môi trường duy nhất cần thiết cho sự phân hủy sinh học là oxy và vi khuẩn, cả hai thứ đó đều có ở khắp mọi nơi trong môi trường mở. Giống như các vật liệu khác, túi ni lông tự phân hủy sinh học không nên bị chôn lấp. Tuy chúng cũng sẽ phân hủy nhưng cũng như các vật liệu phân hủy hiếm khí khác, quá trình này sẽ tạo ra khí mê tan, một loại khí nhà kính độc hại hơn khí carbonic nhiều lần.

Khả năng phân hủy sinh học của túi ni lông thân thiện với môi trường – tự phân hủy sinh học được hiểu rằng, nếu bị loại bỏ trong môi trường, nó sẽ không nằm đâu đó hoặc trôi nổi trong nhiều thập kỷ như một vấn nạn cho các thế hệ tương lai. Thay vào đó, nó sẽ trở nên phân hủy sinh học nhanh hơn nhiều so với nhựa thông thường, và sẽ được tái sinh trở lại tự nhiên bởi vi khuẩn và nấm.

Bất cứ một sản phẩm nhân tạo nào cũng phân hủy sinh học và quá trình phân hủy bắt đầu diễn ra ngay sau khi được sản xuất.Vấn đề đối với môi trường chỉ là thời gian phân hủy có thể rất lâu, hàng chục, hàng trăm năm.Các sản phẩm nhựa tự phân hủy sinh học không được thiết kế để phân hủy ngay lập tức, nếu không chúng sẽ không có cuộc đời hữu ích, chúng được thiết kế để phân hủy và phân hủy sinh học nhanh hơn nhiều so với nhựa thông thường.Mục tiêu của sản phẩm phân hủy sinh học là khoảng thời gianphân hủy sinh học của sản phẩm sẽ ngắn hơn nhiều so với bất cứ thứ gì được tích lũy trong hệ sinh thái.Thời gian phân hủy chính xác phụ thuộc vào công thức của sản phẩm nhựa (một số được thiết kế để xuống cấp nhanh hơn các sản phẩm khác) và các điều kiện trong môi trường nơi chúng nằm hoặc trôi nổi. Ánh sáng mặt trời và nhiệt sẽ đẩy nhanh quá trình nhưng không nhất thiết. Trong môi trường nước, nhựa có trọng lượng riêng nhỏ hơn 1, vì vậy chúng sẽ nổi trên bề mặt nơi có nhiều oxy, ánh sáng mặt trời và vi khuẩn.

Có thể nói chắc chắn rằng tại bất kỳ thời điểm và địa điểm nào trong môi trường mở, một mặt hàng nhựa sinh học sẽ trở nên phân hủy sinh học nhanh hơn đáng kể so với một mặt hàng nhựa thông thường.Đó là điểm cốt yếu. Chúng ta có muốn nhựa có thể nằm hoặc trôi nổi xung quanh trong vòng 100 năm, hay nhựa sẽ được quay vòng trở lại tự nhiên sau hai-ba năm hoặc ít hơn? Tất nhiên, các nhà sản xuất cũng không muốn nhựa trôi dạt ngoài biển, nhưng đó không phải là thực tế trong tương lai gần.

Túi ni lông thân thiện với môi trường tự phân hủy sinh học không khuyến khích hành vi xả rác, nhưng trong trường hợp lỡ thải ra môi trường thì ta cũng an tâm phần nào vì chúng sẽ vẫn tự phân rã thành vật liệu oxy hóa gốc nhựa và phân hủy sinh học nhờ nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, luân trùng... Ngay trong môi trường biển, trong khoảng thời gian nhất định, một số chủng loại vi khuẩn có mặt ở lớp nước tính bằng micrômét trên bề mặt đại dương sẽ góp phần phân hủy phần vật liệu gốc nhựa này thành khí carbonic, nước và sinh khối.

Khi các sản phẩm nhựa đặc biệt nhẹ và bị chứa chung với các vật liệu khác, năng lượng và tài nguyên được sử dụng để thu thập, vận chuyển, phân loại, làm sạch và tái xử lý sẽ nhiều hơn so với yêu cầu để sản xuất nhựa mới và việc tái chế như vậy không phải là sự lựa chọn tốt nhất về kinh tế hay môi trường. Không nên phục hồi giá trị trong vật liệu nhựa có giá trị thấp như túi ni lông đã qua sử dụng bằng tái chế cơ học. Như đã nói ở trên, túi ni lông không phải là đối tượng chú ý của các nhà thu gom và tái chế (tái chế nên tập trung vào các vật liệu có giá trị hơn như chai PET). Tuy vậy, túi ni lông tự phân hủy sinh học cũng có thể đi vào luồng tái chế mà không gây bất cứ trở ngại nào cho chất lượng sảnphẩm tái chế.

Ở một số quốc gia (đặc biệt là UAE, Ả Rập Saudi và Parkistan…), chính phủ đã nhận ra rằng họ không thể cấm nhựa vì đó là điều cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người dân, nhưng họ cũng biết rằng họ không thể ngăn chặn một lượng nhựa lớn xâm nhập vào môi trường như rác thải. Do đó, họ đã ban hành luật để ngăn chặn mọi người sử dụng nhựa thông thường và, sau khi đã thực hiện thẩm định sâu rộng về công nghệ tự phân hủy sinh học, họ cũng ra luật bắt buộc sử dụng túi ni lông tự phân hủy sinh học.

SẢN PHẨM TÚI NI LÔNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ PHÂN HỦY SINH HỌC CỦA VAFACO

Từ năm 2008, Vafaco đã thực hiện sản xuất túi ni lông "Thân thiện với môi trường - tự phân hủy sinh học". Để được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận, VAFACO đã phải tìm hiểu công nghệ hơn hai năm, phải gửi sản phẩn sang Phòng thí nghiệm ở Châu Âu để thử nghiệm phân hủy sinh học theo các tiêu chuẩn khắt khe của thế giới. VAFACO hiện đang cung cấp túi ni lông thân thiện môi trường – tự phân hủy sinh học cho hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà sách, công ty du lịch, túi rác cho các bệnh viện, khu vui chơi, khu nghỉ dưỡng… trên khắp cả nước.

Trong khi chưa có giải pháp nào tốt hơn thì túi ni lông thân thiện với môi trường - tự phân hủy sinh học là giải pháp đã được thử nghiệm, sẵn có, rẻ và hợp lý để thay thế túi ni lông khó phân hủy trước khi quá muộn đối với môi trường trái đất chúng ta.

Nguồn: Công ty Cổ phần Bao bì Vafaco