Qua hàng trăm năm phát triển, với sự bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh (Thọ Xuân) đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê đang trở thành địa chỉ tham quan của du khách thập phương.
Đường vào Khu lăng mộ Vua Lê Lợi .
Cây Đa Thị tại khu rừng Lam Kinh
Du khách tản bộ dưới hàng sấu già trong khu rừng.
Cây gỗ Sui trường tồn hàng trăm năm trong khu rừng, theo các cán bộ của Khu Di tích Lam Kinh, cho biết: cây cổ thụ này có từ thời cụ Lê Hối (cụ tổ 3 đời của Bình định vương Lê Lợi).
Ven dòng sông Ngọc uốn quanh khu lăng tẩm, những cây gỗ khổng lồ thân phủ đầy rêu phong đã tạo ấn tượng cho du khách về đây.
Những cây cổ thụ bên Khu vực bia Vĩnh Lăng.
Những cây gỗ Lim, đặc trưng của rừng Lam Kinh.
Rừng Lam Kinh còn bảo tồn nhiều cây gỗ rất quý, như: sui, dổi, sến, táu, vàng tâm...
Không những vậy, rừng Lam Kinh rất đa dạng hệ sinh thái...
Nơi đây hệ có thực vật rất phong phú.
Ngoài những cây gỗ quý, rừng lam kinh còn những quần thể cây le, nứa...
Rừng Lam Kinh đang trở thành địa chỉ thu hút du khách thập phương.
Lê Hợi