Với hơn 5.000 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong cộng đồng, chiếm một nửa số cồng chiêng tại Tây Nguyên, Gia Lai là một trong những tỉnh giữ gìn và phát huy tốt các giá trị “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” - “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.
Các hoạt động bảo tồn trong thời gian qua đã được đẩy mạnh, như: Truyền dạy đánh cồng chiêng trong cộng đồng và trường học; liên hoan cồng chiêng hằng năm ở các địa phương; phục dựng các lễ hội của người dân bản địa; gắn cồng chiêng với phát triển du lịch cộng đồng... Nhờ đó, di sản văn hóa quý báu của đồng bào Tây Nguyên và nhân loại được lưu giữ và bảo tồn.
Nhiều làng dân tộc thiểu số có đội cồng chiêng ở các lứa tuổi.
Các trường học dân tộc nội trú đều đưa cồng chiêng vào giảng dạy cho học sinh.
Cồng chiêng được các nghệ nhân truyền dạy trong cộng đồng.
Phục dựng lễ hội đâm trâu.
Phục dựng lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai.
Lễ hội đường phố ở TP Pleiku (Gia Lai). (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19).
Nguyễn Anh Sơn (thực hiện)