Làng Sen Việt Nam: Khu đô thị Văn hóa Thương mại – Du lịch gắn với phát triển bền vững

Cập nhật: 15/12/2021
Cách trung tâm TP. HCM khoảng 20 km, nằm ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam là một khu dân cư mới với 2.200 ngôi nhà được phát triển bởi Phuc Khang Corporation – Nhà tiên phong phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Với định hướng phát triển là đô thị Xanh – Bền vững, khu đô thị Làng Sen Việt Nam là lõi xanh trong lòng khu vực đô thị công nghiệp cụm công nghiệp Hải Sơn, Đức Hòa Đông. Toàn bộ dự án sẽ trở thành trung tâm thương mại – văn hóa- du lịch của khu vực đô thị công nghiệp với mật độ phủ xanh cao, điểm nhấn của khu vực. Cư dân sẽ được ở trong ngôi nhà Xanh, hưởng những dịch vụ tiện ích Xanh, kết nối bởi một cộng đồng Xanh.

Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam nằm ở miền Nam Việt Nam với khí hậu Nhiệt đới giới gió mùa, có nhiệt độ bình quân 27 độ C và hướng gió chung tốt cho thông thoáng tự nhiên trong kiến trúc là gió Đông Nam. Ngoài ra, khu vực xây dựng khu dân cư có mạng lưới kênh rạch phát triển, chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Mỗi ngày hai lần triều cường và hai lần triều kém. Tuy vậy nước mặt thường bị nhiễm phèn cao, nên rất hạn chế trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt ăn uống. Trong quá trình Quy hoạch đòi hỏi những giải pháp tận dụng tiềm năng và cải thiện chất lượng môi trường đáng kể. Tổng diện tích đất quy hoạch hơn 47 hecta với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đang được xây dựng và hoàn thiện. Hiện trạng xung quanh dự án là khu công nghiệp, khu tái định cư thấp tầng và đất nông nghiệp. Các nhà máy xung quanh chủ yếu là công nghiệp nhẹ, tiếng ồn và phát thải thấp, tuy nhiên, vẫn cần giải pháp hành lang xanh tạo ra khoảng cách ly. Nhiệm vụ tái tạo hệ sinh thái tại khu vực là một trong những vấn đề cấp thiết khi triển khai định hướng quy hoạch.

Sơ đồ Quy hoạch đề xuất kiểu lõi – Hướng tâm của dự án Làng Sen Việt Nam

Làng Sen Việt Nam là một khu dân cư mới, phục vụ nhu cầu về nhà ở cho người dân trong khu vực và lân cận với những công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Dự án được định hướng trên cơ sở phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật từ giao thông cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường và đảm bảo một môi trường sống tốt nhất, hiện địa phù hợp với xu hướng phát triển chung.

Đô thị xanh – bền vững

Làng Sen Việt Nam có vai trò như lõi xanh trong lòng khu vực đô thị công nghiệp, toàn bộ dự án được định hướng trở thành trung tâm thương mại- văn hóa- du lịch của khu vực đô thị công nghiệp với mật độ phủ xanh cao, điểm nhấn của khu vực.

Tại dự án Làng Sen Việt Nam cũng có một lõi xanh trong lòng khu dân cư, một lõi xanh bao gồm công viên, trung tâm thương mại, dịch vụ… được bố trí trong khu vực trung tâm, là điểm kết nối giao thông, hạ tầng, dịch vụ, tiện ích và điểm nhấn cảnh quan và là trung tâm văn hóa của cộng đồng.

Dự án dựa trên Sơ đồ Quy hoạch kiểu lõi – hướng tâm. Phần lõi xanh bao gồm dịch vụ tiện tích, không gian mở, không gian cây xanh – mặt nước và các không gian cộng đồng được bố trí ở phần lõi trung tâm để toàn bộ cư dân tại dự án có thể dễ dàng tiếp cận. Lớp không gian ở kế tiếp, được bao quanh bởi dải cây xanh và mặt nước nhằm cải thiện vi khí hậu. Khu vực được quy hoạch để có thể dễ dàng di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ từ khu ở đến các công viên và tiện ích. Ngoài các tiện ích ở phần lõi trung tâm, các dịch vụ khác cũng được phân bổ lấp đầy toàn bộ dự án.

Toàn cảnh dự án Làng Sen Việt Nam

Trung tâm hội nghị Tre Việt trên Hồ Tịnh Đế Liên

Ngôi nhà Xanh, tiện ích Xanh, cộng đồng Xanh

Làng Sen Việt Nam là một khu dân cư có đầy đủ các chức năng: Đất ở, Nhà ở phân lô liên kế vườn, Nhà ở phân lô vườn – biệt thự vườn; Khu công trình dịch vụ công cộng, Khu thương mại dịch vụ, Tháp Pavilon, Khu trung tâm tiện ích (ngân hàng, bưu điện…), Nhà trẻ mẫu giáo, trường trung học cơ sở và đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải, hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông nội bộ, bãi đậu xe nội bộ.

Với tư duy sáng tạo và đổi mới, mỗi căn nhà tại Làng Sen Việt Nam không phải là bốn bức tường bê tông kín bưng như thiết kế nhà phố thường thấy mà thay vào đó là một tổ hợp không gian linh hoạt, thân thiện với môi trường, tối ưu hóa diện tích không gian sử dụng được chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Trong thiết kế từng mẫu nhà, đội ngũ thiết kế của Phúc Khang cùng với các đối tác đã chú trọng đến các giải pháp thiết kế thụ động ngay từ những thiết kế cơ bản của công trình nhằm nâng cao chất lượng sống và tiết kiệm chi phí vận hành cho người sử dụng. Đặc biệt, mỗi ngôi nhà tại Làng Sen Việt Nam đều có ít nhất 3 mặt thoáng cùng cảnh quan xanh tạo ra một vành đai xanh bao quanh. Vành đai này đóng vai trò như một lớp áo bảo vệ và là bộ lọc không khí cho ngôi nhà luôn được thoáng mát, trong lành. Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí, thiết kế, các vấn đề liên quan đến nước mưa chảy tràn, giảm thiểu nguy cơ ngập lụt và cả khu tập kết – tái chế rác thải… đều được quan tâm ngay từ những giai đoạn đầu của dự án.

Tại Làng Sen Việt Nam, mỗi cư dân không chỉ được sinh sống trong một ngôi nhà xanh – một công trình xanh đích thực mà còn được tận hưởng những tiện ích xanh, dịch vụ xanh trong một cộng đồng xanh.

Đô thị văn hóa

Quy hoạch Làng Sen Việt Nam thể hiện 3 giá trị cốt lõi: Đánh thức cội nguồn, lưu giữ tuổi thơ và kết nối các thế hệ, hình thành những ký ức mới về truyền thống cho thế hệ trẻ – Kiến tạo một “Quê hương thứ hai ngay cạnh Sài Gòn”.

Bên cạnh các yếu tố xanh và bền vững, ngay từ những ngày đầu nghiên cứu Quy hoạch, kịch bản văn hóa đô thị đã được xây dựng và phát triển. Toàn bộ dự án được phân thành các tiểu vùng văn hóa. Trong đó, Công viên Bách Việt là lõi trung tâm: Linh hồn và xương sống của các hoạt động, từ đây lan tỏa tới dãy thương mại Hồng Hà, Cửu Long, Hội An và các xóm ấp xung quanh.

Cổng chào Lạc Việt tại dự án Làng Sen Việt Nam

Phúc Khang đã ưu ái dành tặng phần lõi trung tâm Làng Sen Việt Nam dành để phát triển các không gian sinh hoạt cộng đồng cho cư dân với công viên Bách Việt, cùng với đó là dải thương mại Cửu Long – Sông Hồng mô phỏng kiến trúc đặc trưng của các vùng miền với những hình ảnh cây đa, bến nước, mái hiên của phố cổ Hội An hay văn hoá trên bến dưới thuyền quen thuộc của người dân Nam Bộ. Đặc biệt, Làng Sen Việt Nam cũng đã vinh dự nhận được 2 kỷ lục Quốc gia, bao gồm: Trung tâm hội nghị Tre Việt trên Hồ Tịnh Đế Liên với danh hiệu “Kỷ lục Nhà tre lớn nhất Việt Nam” năm 2015 và Cổng chào Lạc Việt là Cổng chào có họa tiết trống đồng lớn nhất Việt Nam năm 2019. Đây chính là sự kết hợp linh hoạt, lồng ghép giữa sự kế thừa bản sắc tinh hoa văn hóa dân tộc trong kiến trúc Việt và tính văn minh, hiện đại của xu thế toàn cầu… Triết lý này cũng được hiện diện trong tất cả các hạng mục đã, đang và sẽ được xây dựng tại dự án như: Trung tâm Thương mại dịch vụ văn hóa Sen Việt đa chức năng đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho cư dân tại dự án và khu vực lân cận; nông trại xanh, nơi cư dân có những trải nghiệm thân thiện và hữu ích với vườn rau, chuồng trại, ao cá…; công viên bền vững dành cho thiếu nhi được làm bằng các vật liệu tái chế, tái sử dụng, vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường… Hiện nay, tại Làng Sen Việt Nam, các loại cây ăn trái và rau xanh được trồng rộng rãi không chỉ cung cấp bóng mát và môi trường trong lành mà còn mang lại nhiều lợi ích về đời sống, sức khỏe cho cư dân. Ký ức hồn quê không chỉ hiện ra với cánh diều trong buổi hoàng hôn, không chỉ là ao sen bát ngát hay lũy tre ngà khắc ghi chuyện đời xưa tích cũ, mà nhà đầu tư Phuc Khang Corp. còn tổ chức định kỳ các lễ hàng năm như Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Quốc tế Thiếu Nhi, Trung Thu Làng Sen… Qua đó, các nghệ sỹ chuyên nghiệp và nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa xây dựng đa dạng kịch bản sân khấu hóa để quý cư dân cũng như các thành viên Phúc Khang được dịp trải nghiệm nhiều góc độ văn hóa các vùng miền như Quan Họ, ca Huế, đờn ca tài tử cải lương, hát bội…

TCKT

 

Nguồn: Tạp chí kiến trúc